Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Thị trường thép ngày 28-9-2012

Hãng sat thep khổng lồ của Trung quốc Baosteel thông báo cho khách hàng rằng họ giữ nguyên giá thép nội địa đối với hàng giao tháng 11.

 Thị trường thép ngày 28-9-2012

Baosteel cũng quyết định công bố giá thep vuong, thep hop, ong thep lò điện định hướng hạt (grain oriented electrical steel) và thép lá tráng thiếc giao tháng 11.

Giá thép tấm xuống dưới 500 USD/tấn FOB, thấp hơn cả thép cuộn cán nóng (HRC), do nhu cầu thép đóng tàu của Hàn quốc và Nhật bản yếu.

Tuy nhiên, nguồn tin công nghiệp cho biết, giá thép tấm của Trung quốc đã xuống đáy và khẳng định rằng đa số các nhà máy thép lớn của Trung quốc sẽ tăng giá thép tháng 11.

Thị trường thép ngày 28-9-2012

(News Date)  Giá thép cây cốt bê tông trên thị trường Đài loan thay đổi theo giá thép carbon cuộn cán nóng (HRC).

Được biết, giá thép cây cốt bê tông đã lên mức 17.600-17.700 NT$/tấn, cao hơn so với 17.300-17.500 của thép HRC cán nóng.

Tuy nhiên, giá thép cây vài tuần tới sẽ tăng chậm lại do có những bế tắc trên thị trường kể từ khi giá tăng.

Những người tham gia thị trường cho biết, giá thép HRC cũng gặp khó do nhu cầu yếu trên thị trường Trung quốc và Đài loan kể từ khi Trung quốc tăng giá sản phẩm thép xuất khẩu vào tuần trước.

Thị trường thép ngày 28-9-2012

(News Date)  Chung Hung Steel, hãng cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu cho các nhà sản xuất ống thép Đài loan, thông báo giảm giá thép tháng 10 bình quân khoảng 300-700 NT$/tấn.

Được biết, Chung Hung Steel quyết định giảm giá thép cán nóng, cán nguội và thép mạ kẽm đi 500, 300, 700 NT$/tấn tương ứng với mỗi loại.

Thị trường thép ngày 28-9-2012

Theo nguồn tin trên, dự đoán các nhà sản xuất ống thép Đài loan sẽ theo Chung Hung Steel điều chỉnh lại giá tháng 10.

Trong khi đó, nhu cầu ống thép tháng 10 có thể khá hơn.

(News Date)  Giá thép phế H1 của Mỹ bình quân tại các khu vực Pittsburgh, Chicago và Philadelphia là 347,5 USD/tấn dài vào ngày 24/9/2012, giữ không đổi so với tuần trước.

Trong đó, giá thép phế H1 bình quân tại Pittsburgh là 349,5 USD/ tấn dài; tại Chicago là 354,5 USD/tấn dài và tại Philadelphia là 338,5 USD/tấn dài, tất cả giữ không đổi so với tuần trước.

(News Date)  Theo báo cáo, chính phủ Ấn độ đã đưa ra những biện pháp bảo hộ đặc biệt đầu tiên nhằm vào thép tấm không gỉ phẩm cấp 300 nhập khẩu cán nóng từ Trung quốc với mức thuế 20% của giá hàng và có thời hạn trong khoảng 200 ngày.

Sản phẩm chịu thuế có mã số hải quan

721912,721913,721914,721921,721922,721923,721924,722011,722012.

Trong thời gian trên, giá thép phế H1 bình quân tại các khu vực New York, Boston, và Houston là 305,83 USD/tấn dài.

(News Date)  Theo số liệu thống kê của hải quan, Trung quốc xuất khẩu 113.802 tấn sản phẩm thép tấm không gỉ, bao gồm sản phẩm thép cán nóng, cán nguội trong tháng 8, tăng 9,4% so với tháng trước nhưng giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 8, nhập khẩu thép tấm không gỉ của Trung quốc là 54.278 tấn, tăng 17% so với tháng trước nhưng không đổi so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 8 tháng đầu năm nay, nước này xuất khẩu tổng cộng 957.070 tấn thép tấm không gỉ, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian trên, Trung quốc nhập khẩu 384.964 tấn thép tấm không gỉ, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Tồn kho vật liệu xây dựng tăng cao

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng khá cao kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, chỉ số tồn kho ở một số lĩnh vực vẫn tăng cao, điển hình là lĩnh vực vật liệu xây dựng.

 

Cụ thể, tồn kho sản xuất xi măng tăng 50,2%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 40,6%.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) trong 9 tháng qua, sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%. Tính đến cuối tháng 6 lượng tồn kho của ngành là 360.000 tấn và cuối tháng 9 khả năng tồn kho khoảng 320.000 tấn.

Giới chuyên gia dự báo, chỉ số tồn kho của nhóm vật liệu xây dựng sẽ còn tăng cao nếu như các doanh nghiệp sản xuất thép không có những biện pháp làm giảm giá cả hay tiết giảm sản xuất.

Nguồn tin: CafeLand

Read More...

Kích thích đầu ra sẽ đẩy mạnh sản xuất thép

Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất sat thep trong nước đã chủ động giảm sản lượng sản xuất, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn tăng cao. Tình trạng này được lý giải do năng lực sản xuất trong nước đang cao hơn nhu cầu sử dụng, trong khi lượng thép nhập khẩu liên tục tăng trong thời gian qua. 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay là phải kích thích đầu ra để đẩy mạnh sản xuất và tạo việc làm cho lao động trong ngành.

Phù phép thép xd thành hợp kim để lách thuế

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thép đã giảm sản lượng nhưng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Thưa ông, vậy lượng thép tồn kho cao có nguyên nhân chính từ đâu?

- Trong 9 tháng qua, sản xuất và tiêu thụ thấp so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%. Nhưng có thể thấy, công suất của nhà máy đang hoạt động và nhà máy đang xây dựng tại nước ta là khoảng 11 triệu tấn, vượt so với nhu cầu sử dụng. Điều này khiến các doanh nghiệp trong ngành cũng phải cạnh tranh với nhau. Trong khi đó, thép sản xuất ở nước ngoài tiếp tục được nhập khẩu vào nước ta, với số lượng ngày càng tăng. Dựa trên số liệu cung cấp của cơ quan hải quan thì thấy, thép cán nóng dạng cuộn của Trung Quốc tăng 179% so với 7 tháng năm ngoái; cán nóng dạng tấm riêng nhập khẩu từ quốc gia này cũng tăng 199%, thép mạ kẽm khổ hẹp tăng 131%, thép xây dựng dạng cuộn (phi 6, phi 8) tăng 557%, thép xây dựng dạng thanh tăng 123% và thép hình tăng tới 1.612%. Bên cạnh đó, việc các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như than, điện, xăng, dầu đều tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp lỗ nặng, có nguy cơ phá sản. 

Trước những khó khăn trên, các doanh nghiệp đã có những giải pháp nào để ổn định sản xuất, giảm hàng tồn kho?

- Tính đến 30.6 lượng tồn kho là 360.000 tấn, đến cuối tháng 7.2012 là 330.000 tấn, tháng 8.2012 là 315.000 tấn và cuối tháng 9 khả năng tồn kho khoảng 320.000 tấn. Tồn kho như vậy là vẫn cao nhưng cũng thấp hơn so với dự báo. Kết quả này có được do việc áp dụng các biện pháp kiềm chế, tiết giảm sản xuất của các doanh nghiệp trên cơ sở thị trường, nhằm giảm hàng tồn kho, gây lỗ lớn cho mỗi đơn vị. Trong đó, doanh nghiệp trong hiệp hội đang phối hợp để đưa ra mức sản xuất phù hợp với sức mua của thị trường. Giải pháp này giúp tránh gây căng thẳng về ứ đọng hàng hóa, dù đây đang là thời điểm mùa xây dựng cuối năm. Thứ hai là tiếp tục bàn cách để giảm các chi phí thông qua những tiến bộ kỹ thuật mới, giảm chi phí gián tiếp, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Thứ ba là đẩy mạnh xuất khẩu các loại thép để giảm sức ép trong nước, mặc dù nhiều sản phẩm xuất khẩu không có lãi nhưng vẫn tiến hành nhằm giảm sức căng ở trong nước.

Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và hiệp hội cần có những giải pháp nào để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh thép, thưa ông?

- Tôi thấy rằng, trước mắt, không nên tiếp tục cấp phép đầu tư sản xuất những sản phẩm trong nước đang dư thừa công suất, đang cung lớn hơn cầu. Đây là giải pháp giúp ổn định thị trường lâu dài. Bên cạnh đó, hiện doanh nghiệp bí nhất là đầu ra nên Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể để khuyến khích đầu ra. Cụ thể như thuế VAT hiện nay đang được đề nghị giảm từ mức 10% xuống 5%, để khuyến khích người tiêu dùng. Tôi cũng cho rằng, tại các công trình cơ sở hạ tầng, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích sử dụng sắt thép, xi măng trong nước để kích cầu sản xuất, tạo việc làm. Đồng thời, tiếp tục giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thép nói riêng, cũng như các doanh nghiệp nói chung có thể tiếp cận vốn. Và tăng cường kiểm tra chống gian lận thương mại vì hiện nay tình hình nhập khẩu thép từ các nước vào tương đối nhiều. Một vấn đề nữa là cũng cần nghiên cứu áp dụng những biện pháp tự vệ cần thiết để hạn chế việc nhập khẩu các loại thép mà trong nước đang dư thừa. Nhưng có thể thấy, vấn đề lớn nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm thep hop, thep vuong, ong thep. Kích thích đầu ra sẽ đẩy mạnh được sản xuất, tạo việc làm cho lao động trong ngành.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Cafeland

Read More...

Taigang và Baosteel nâng giá xuất khẩu thép không gỉ

Sự phục hồi của giá nickel đã tiếp thêm sự tự tin cho nhà sản xuất thép không gỉ hàng đầu Trung Quốc bao gồm Shanxi Taigang Stainless Steel và Baosteel nâng giá xuất khẩu 150 USD/tấn và 50 USD/tấn đối với các sản phẩm thép cuộn không gỉ 300 series giao tháng 10 và 11/2012.

Sau điều chỉnh, thép cuộn cán nóng HRC 304 3mm của Baosteel chào bán xuất khẩu ở mức 2.450 USD/tấn fob và thép cuộn cán nguội 304 2B 2mm là 2.650 USD/tấn fob giao tháng 10.

Do mức nâng giá xuất khẩu của Baosteel không nhiều nên cơ hội để các khách hàng chấp nhận là rất cao.

Còn thép cuộn cán nóng không gỉ HRC 304 3mm của Taigang sau điều chỉnh là 2.620 USD/tấn fob và thép cuộn cán nguội không gỉ CRC 304 2B 2mm là 2.750 USD/tấn fob giao tháng 11.

Bên cạnh đó, Taigang cũng gởi kèm theo gi chú trong chính sách giá xuất khẩu là “giá còn thương lượng”.

Kể từ ngày 15/08 đến ngày 19/09, giá nickel tại Trung Quốc đã tăng 13.850 NDT/tấn (2.185 USD/tấn).

Satthep.net

Read More...

Thông tin thị trường sắt thép ngày 21/9

Theo số liệu thống kê, Đài loan nhập khẩu 19,270 triệu tấn sat thep thanh trong tháng Tám, giảm 41% so với tháng trước, giá nhập khẩu bình quân là 22.062 NT$/tấn, giảm 916 NT$/tấn so với tháng Bảy.

Hàn quốc là nước xuất khẩu thep hop, thep vuong, ong thep thanh nhiều nhất sang Đài loan với 5.777 tấn; Nga là nước thứ hai với 4.465 tấn; Anh là nước thứ ba với 2.172 tấn.

Trong tháng Tám, Đài loan xuất khẩu 17.387 tấn thép thanh, giảm 35,6% so với tháng trước. Giá thép thanh xuất khẩu bình quân là 25.232 NT$/tấn, tăng 165 NT$/tấn so với tháng trước.

Trong số này, có 6,052 tấn xuất sang Trung quốc, 2.962 tấn xuất sang Thái lan và 2.202 tấn xuất sang Australia.

Trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thép thanh của Đài loan là 195.517 tấn với giá bình quân là 22.162 NT$/tấn. Trong thời gian trên, nước này xuất khẩu 203.650 tấn thép thanh với giá bình quân là 25.076 NT$/tấn.

(News Date)  Hiện nay, thị trường nhập khẩu thép phế Đông Nam Á vẫn vắng vẻ do thị truờng thép yếu và giá thép phế trên thị trường thế giới giảm.

Được biết, các nhà cung cấp thép phế Mỹ chào thép phế H1 là 390-395 USD/tấn C&F sang Hàn quốc trong khi người mua đã thắng thầu thép phế H1 là 380 USD/tấn.

Trong thời gian này, giá thép phế H2 của Nhật bản giảm xuống 25.500 yên/tấn FOB.

Tại Đài loan, báo giá thép phế HMS 80:20 (1&2) của Mỹ tăng nhẹ lên 365 USD/tấn C&F và giá giao ngay là 354-355 USD/tấn C&F trong tuần này.

Về triển vọng, nguồn tin công nghiệp cho biết, giá thép phế có thể tăng trong ngắn hạn do gói kích cầu QE3 của Mỹ và giá quặng tăng.

(News Date)  Thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của EU vẫn ảm đạm khi khoảng cách giữa giá chào nhập khẩu và giá bán nội địa rất hẹp.

Được biết, giá chào thép HRC từ Thổ nhĩ kỳ sang EU là 480 EUR/tấn CFR. Thép HRC của Trung quốc chào sang EU là 450-460 EUR/tấn CFR và thép HRC của Nga là 450 EUR/tấn FOB. Trong khi đó, EU nhập khẩu 337.000 tấn thép HRC trong 7 tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê của Eurofer.

Trong số này, 104.000 tấn nhập từ Nga, 59.000 tấn nhập từ Ucraine.

(News Date)  Tuần trước, giá sản phẩm thép không gỉ giao ngay không đổi trên thị trường Hàn quốc, mặc dù giá nickel tăng mạnh.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép không gỉ Hàn quốc nói giá thép không gỉ đã tạo xong đáy.

Được biết, Posco, nhà sản xuất thép không gỉ khổng lồ tại đây đã có kế hoạch tăng giá thép không gỉ cuộn cán nguội cho các nhà phân phối địa phương thêm 10.000-50.000 won/tấn với chiết khấu thấp hơn.

Tuy nhiên, họ nói người mua vẫn giữ thái độ chờ đợi và quan sát thị trường do xu hướng không ổn định.

Trong khi đó, giá nickel giao ngay tại sở giao dịch LME vào khoảng 17.520- 17.525 USD/tấn vào ngày 14/9/2012, tăng 1.600 USD/tấn so với 2 tuần trước đó.

(News Date)  Giá thép phế bình quân của Mỹ tại các khu vực Pittsburgh, Chicago và Philadelphia là 347,5 USD/tấn dài vào ngày 17/9/2012, không đổi so với tuần trước.

Trong đó, giá thép phế H1 bình quân tại Pittsburg là 349,5 USD/tấn dài, tại Philadlphia là 338,5 USD/tấn dài và tại Chicago là 354,5 USD/tấn dài, không đổi so với tuần trước.

Trong thời gian trên, giá thép phế H1 bình quân tại các khu vực New York, Boston và Houston  là 305,83 USD/tấn dài.

(News Date)  Trong những năm gần đây, việc khai thác khí đá phiến tự nhiên ở Hoa Kỳ để hỗ trợ việc phát triển điện năng bằng khí đã giảm giá thành năng lượng và chi phí giao thông vận tải.

Việc này đã kích thích phát triển công nghiệp của đất nước và mang lại động năng tích cực cho ngành công nghiệp thép.

Được biết, sản lượng khí gas sản xuất từ đá phiến tăng khiến giá khí gas thiên nhiên hạ. Trong khi đó việc xây dựng thêm các nhà máy phát điện bằng khí gas đã giảm giá điện năng đi 50%.

Bởi vậy, các nhà sản xuất thép Mỹ thu được lợi nhuận từ giá thành sản xuất hạ và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất thép.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Thị trường sắt thép từ ngày 7/9-14/9 2012

I Thị trường thép Bắc Mỹ

Tại thị trường Mỹ tuần này, giá thép tấm giao ngay bắt đầu có dấu hiệu giảm. Giá xuất xưởng cuộn cán nóng và tấm cán nguội vẫn giữ ở mức USD650-660/MT và USD760-770/MT, thấp hơn so với mức USD660-680/MT và USD760-780/tuần trước.

Thị trường sắt thép từ ngày 7/9-14/9 2012

Tập đoàn Gerdau của Brazil có kế hoạch đầu tư USD253 triệu nhằm tăng công suất của nhà máy Siderperu tại Bắc Peru. Mức đầu tư này bao gồm cả việc xây dựng nhà máy cán thép dài tại Chimbote. Tập đoàn này kỳ vọng rằng việc xây dựng nhà máy thép mới sẽ giúp tăng sản lượng hàng năm lên mức 1,2 triệu tấn từ mức 300,000 triệu tấn hiện tại.

Theo số liệu ước tính ban đầu của Bộ phát triển Công Nghiệp và Ngoại Thương Brazil, trong tháng 8 năm nay, tổng lượng xuất khẩu thép cán nóng đạt 200,5600 tấn, tăng 35% so với tháng trước và tăng 33,7% so với năm trước. Tổng doanh thu đạt được từ xuất khẩu cũng trong thời gian này là USD166,8 triệu, tăng 23,8% so với tháng trước và tăng 9,3% so với năm trước.

Công suất

Vào tuần kết thúc vào ngày 8/9/2012, sản lượng thép thô đạt 1,811,000 tấn với công suất đạt 73,3%, tăng 2,6% so với mức 1,860,000 tấn và công suất 76,1% của cùng kỳ năm trước và giảm 2,8% so với mức 1,864,000 tấn và công suất 75,4% của tuần trước.

Tổng sản lượng tính đến ngày 8/9/2012 đạt 68,789,000 tấn với công suất là 77,3%, tăng 5% so với mức 65,501,000 tấn và công suất 74,8% của cùng kỳ năm ngoái.

II Thị trường Châu Âu

Tại Bắc Âu, thị trường sắt thép vẫn bình ổn. Hiện tại, giá cuộn cán nóng đang ở mức USD500-510/MT và giá cuộn cán nguội, cuộn mạ kẽm đang ở mức USD580-590/MT.

Theo Chủ tịch hiệp hội Metallurgprom – Ông Vasily Kharakhulakh, sản lượng thép thô của Ukraina trong 8 tháng đầu năm đạt 22,01 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép cuộn đạt 19,681 triệu tấn, giảm 7% và sản lượng quặng sắt đạt 19,083 triệu tấn, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Hiệp hội thép Đức Wirtschaftsvereinigung Stahl (WV Stahl), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 8 đạt 3,4 triệu tấn, giảm 7,1% so với năm trước. Trong 8 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của nước này đạt 28,9 triệu tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2011.

Các nhà máy

ThyssenKrupp đặt tại Châu Âu hiện đang hoàn thành việc mua lại 1 phần của tập đoàn Kingspan. Theo ThyssenKrupp, hợp đồng đã được ký kết với Kingspan vào ngày 8/8 và việc mua bán đã được cơ quan chính quyền tại Đức và Hà Lan thông qua. Tập đoàn xây dựng thuộc ThyssenKrupp Châu Âu là 1 trong những nhà cung cấp thép xây dựng dùng cho kết cấu tường, mái và sàn của các tòa nhà công nghiệp và xây dựng phòng lạnh.

Theo ông Chủ tịch hội đồng quản trị Bruno Ferrante, đơn vị sản xuất thép ILVA đặt tại Italia có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình tại thành phố Toranto.

III Tình hình Châu Á

Công ty thép Nippon hiện đã cắt giảm sản lượng thép hình chữ H nhằm tăng giá mặt hàng này và giảm lượng tồn kho của mạng lưới tại Nhật Bản. Vào cuối tháng 8, lượng tồn kho thép hình chữ H – Nippon của đơn vị thương mại Tokiwakai giảm xuống còn 180,200 tấn, giảm 9,200 tấn so với tháng trước.  Các số liệu cho thấy rằng đây là tháng thứ lượng tồn kho giảm nhẹ và nhu cầu thì lại tăng lên. Theo số liệu của Bộ tài chính của Nhật Bản, lượng xuất khẩu thép hình chữ H trong tháng 7 năm 2012 là 22,700 tấn, giảm 46.8% so với tháng trước và giảm 15,4% so với năm trước.

Lượng nhập khẩu thép của Ấn Độ tăng lên mức 8 triệu tấn vào trong năm 2012-2013, tăng ~18%,  do thiếu nguồn cung nội địa. Điều này có nghĩa là Ấn Độ đã đi ngược lại với xu hướng “ nhu cầu thép xây dựng yếu trên thế giới”. Lượng nhập khẩu từ tháng 4 đến tháng 7 tăng 53% do các nhà sản xuất bị ảnh hưởng các chính sách về luật và môi trường, dẫn đến sản lượng thấp không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa.

Theo ông C.S.Verna, chủ tịch HĐQT công ty thép SAIL cho hay công ty này có kế hoạch đầu tư 950 triệu tấn Rs vào việc mở rộng và hiện đại hóa hàng loạt dự án. Ông cũng cho biết công ty của mình nhận được sự hợp tác từ phía cơ quan địa phương và chính phủ trung ương cho các dự án này. Công ty này tập trung vào việc nâng cao sản lượng lên mức 45 triệu tấn đến năm 2020 và bang Jharkhand chính là điểm mấu chốt cho kế hoạch này.

Theo số liệu của Bộ tài chính Đài Loan, giá trị xuất khẩu quặng, thép và các sản phẩm chế tạo từ quặng và thép của Đài Loan trong tháng 8 đạt USD1,35 tỷ, giảm 12,9% so với tháng trước và giảm 21,2% so với năm trước. Trong 8 tháng đầu của năm nay, giá trị xuất khẩu của nước này đạt USD12,07 tỷ, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn tin: SteelHome

Read More...

Tiêu thụ của ngành thép đang ở dưới mức trung bình

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, hiện nay khó khăn lớn nhất của ngành sat thep vẫn là vấn đề đầu ra của sản phẩm chứ không phải nguồn vốn.

Cụ thể, tiêu thụ thép của các doanh nghiệp trong ngành đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm nay sản xuất và tiêu thụ thép giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2011, còn nếu so với kế hoạch (dự kiến tháng 9 tăng khoảng 3 – 4%) thì con số này đã sụt giảm nghiêm trọng.

Đáng chú ý, trong quý III thì tiêu thụ của toàn ngành thép đạt rất thấp so với mức trung bình. Ví dụ, tháng 6 tiêu thụ được 297 ngàn tấn, tháng 7 là 351 ngàn tấn, tháng 8 là 356 ngàn tấn… trong khi đó, mức trung bình phải là 400 – 420 ngàn tấn.

Vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà nó trở thành phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới (do kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng).

Do đó, tại hầu hết các thị trường thép đều bị dư thừa và điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ tìm các xuất khẩu.

“Nếu các doanh nghiệp trong nước không đưa ra mức giá hợp lý và cơ quan quản lý không có ‘hàng rào’ bảo vệ thì rất dễ xảy ra tình trạng thép ngoại tràn vào thị trường Việt Nam” – Ông Nghi nói.

Cũng vì tình hình tiêu thụ khó khăn nên đã có nhiều nước đưa ra biện pháp tự vệ như: kiện chống bán phá giá, các biện pháp phi thuế quan… để bảo vệ hàng trong nước. Đây sẽ vừa là rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là biện pháp mà cơ quan quản lý của Việt Nam nên học hỏi để bảo vệ doanh nghiệp nội địa.

Về vấn đề hàng tồn kho, theo ông Nghi, hiện thep hop, thep vuong, ong thep tồn kho cũng khá nhiều nhưng không phải là quá cao và đáng báo động vì đặc thù của ngành thép là sản xuất vẫn phải có một lượng hàng tồn kho (nối gối) nhất định.

“Hầu hết các doanh nghiệp của ngành thép đã đều tính toán, cân đối lại trên cơ sở tiêu thụ của thị trường để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp, tránh tình trạng tồn kho nhiều”.

Cũng theo ông Nghi, vấn đề lớn nhất hiện nay của ngành thép chính là đầu ra, do đó trong lúc chờ các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản (tiêu thụ chính của ngành thép) và đẩy mạnh đầu tư công thì trước mắt nên giảm thuế VAT từ mức 10% xuống mức 5% trong một thời gian nhất định, nhằm khuyến khích người tiêu dùng.

Tôi kỳ vọng rằng thị trường sẽ khá lên trong quý IV này và tình hình tiêu thụ thép sẽ được cải thiện. Ít nhất cũng đạt mức tiêu thụ trung bình, tức 400 – 420 ngàn tấn/tháng – ông Nghi nói.

Nguồn tin: TTVN

Read More...

Phù phép thép xd thành hợp kim để lách thuế

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sat thep Việt Nam (VSA) đã lên tiếng báo động về tình trạng thép "hợp kim" Bo của Trung Quốc tràn vào nước ta với số lượng lớn, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thép trong nước vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, bảo vệ sản xuất trong nước.

Theo số liệu của VSA công bố, công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước tính đến thời điểm này đạt tới hơn 11 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ bình quân hằng năm chỉ đạt khoảng sáu triệu tấn, riêng năm nay ước chỉ đạt 5 đến 5,5 triệu tấn, trong khi lượng thép tồn kho cao (370 nghìn tấn), các DN thép đang chồng chất khó khăn bởi lãi suất ngân hàng, ứ đọng vốn, buộc phải giãn hoặc dừng sản xuất. Chủ tịch VSA Phạm Chí Cường cho biết, lượng thep vuong, thep hop, ong thep tiêu thụ trong sáu tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 2,6 triệu tấn, giảm 17% so cùng kỳ năm 2011. 

Mặc dù có các chính sách kích cầu tiêu thụ sản phẩm thép trong nước như giãn thuế, hạ trần lãi suất cho vay nhưng vẫn có độ trễ, chưa thật sự có tác dụng. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như giá điện, than, xăng, dầu... liên tục tăng, lượng hàng tồn kho lớn, cho nên các DN thép vẫn gặp vô vàn khó khăn. Trong khi thép sản xuất thừa, do ảnh hưởng của việc cắt giảm đầu tư công, các công trình xây dựng đình hoãn khiến thép tiêu thụ rất chậm, càng khiến ngành thép lao đao. Tiêu thụ ế ẩm, vừa qua các DN thép buộc phải giảm giá thép 200 đến 300 nghìn đồng/tấn, đợt giảm giá thứ hai kể từ tháng 7 đến nay. Mặc dù chưa có đơn vị nào tuyên bố phá sản, nhưng nhiều DN thép đã không có nguồn trả lương công nhân... Nếu cứ tiếp tục đà này, từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản.

Phù phép thép xd thành hợp kim để lách thuế
Mối nguy thép hợp kim "lách" thuế

Cùng với sự ứ đọng của thép sản xuất trong nước, các DN thép đã cảnh báo một nguy cơ không kém phần nghiêm trọng, đó là thời gian gần đây thép "hợp kim" có chứa hàm lượng vi chất Bo-ron (Bo) của Trung Quốc lại ồ ạt tràn vào nước ta. Với danh nghĩa "thép hợp kim", từ đầu năm đến nay, đã có gần 150 nghìn tấn thép loại này được nhập khẩu, cao hơn gần ba lần so với cả năm trước (năm 2010 khoảng 25 nghìn tấn, năm 2011 khoảng 53.600 tấn). Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP Vũ Bá Ổn nhận định, "thép hợp kim" Trung Quốc nhập vào nước ta tăng rất mạnh thời gian gần đây là việc bất thường. 

Thực chất, đây là một loại thép cuộn dùng cho mục đích xây dựng, chứa hàm lượng Bo lớn hơn hoặc bằng 0,0008%. Về lý thuyết, hàm lượng Bo có thể làm gia tăng độ cứng trong thép, thông thường thép hợp kim sẽ được sử dụng cho mục đích cơ khí, chế tạo,... Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia ngành thép, tỷ lệ trên chỉ là vi lượng, không làm thay đổi tính chất vật lý cũng như "mác" của thép, không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho cơ khí, chế tạo, và cũng không phải thành phần cần thiết cấu thành chất lượng đối với thép xây dựng. 

Thực tế, vài năm trở lại đây, từng xảy ra chuyện thép "hợp kim" Bo nhiều đợt nhập khẩu vào nước ta, cạnh tranh thiếu lành mạnh với thép sản xuất trong nước nhờ ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu. Giám định phân loại thép của cơ quan hải quan từ năm 2010 đã phát hiện thấy hiện tượng thép Trung Quốc nhập khẩu khai báo thép hợp kim chứa hàm lượng Bo (từ 0,0008% trở lên) nhưng lại được nhập khẩu làm thép xây dựng. Hiện lượng thép tồn kho của Trung Quốc rất cao do nhu cầu thép thế giới sụt giảm, vì vậy các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN khác.

Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% được áp dụng với các loại thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo (hàm lượng từ 0,0008% trở lên) ở dạng tấm, lá, thanh, que, góc, khuôn hình nhập khẩu từ Trung Quốc. Với chiêu lách luật này, thép Trung Quốc được bán với giá thấp hơn cả triệu đồng mỗi tấn so với thép trong nước. Một số công ty thương mại do ham lợi nhuận đã nhập loại "thép hợp kim" này để bán cho mục đích xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và góp phần "bóp chết" thép sản xuất trong nước. Các chuyên gia ngành thép đánh giá, dù biết rất rõ loại "thép hợp kim" này chỉ là chiêu thức "lách" thuế, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước cũng rất khó sử dụng biện pháp về thuế để ngăn chặn như những năm trước, do buộc phải tuân theo cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Ðể hạn chế việc "lách" thuế và bảo vệ thép sản xuất trong nước, VSA và các DN  thép đã kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, nhất là việc đưa vào sử dụng. Sản phẩm nhập về khai báo thế nào phải sử dụng đúng mục đích đó; đồng thời, thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu, ghi rõ thông tin kỹ thuật liên quan. Ðặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) phối hợp các cơ quan hữu quan, kịp thời tìm ra giải pháp trợ giúp ngành thép. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước. Mặt khác, kêu gọi các doanh nghiệp thương mại không vì mối lợi nhỏ mà hãy vì lợi ích chung của quốc gia, không tiếp tục nhập khẩu "thép hợp kim" cho mục đích xây dựng. 

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ ngày 20-9, Thông tư số 23/2012/TT-BCT về chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các sản phẩm thép sẽ chính thức có hiệu lực. Các DN thép hy vọng với chính sách này, cùng với một số biện pháp phòng vệ của các cơ quan chức năng, sẽ quản lý tốt hơn các sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là trước tình hình các sản phẩm thép Trung Quốc "lách" thuế tràn vào nước ta như thời gian qua.

Source: Internet

Read More...

Hạn chế thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam

VSA kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường giám sát sau thông quan với sản phẩm thép Trung Quốc.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam trong khi lượng thép tồn kho trong nước cao, việc làm này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất thép của nước ta.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trước tình hình này, hiệp hội đã có giải pháp kiến nghị lên các cơ quan chức năng để hạn chế phần nào lượng thép Trung Quốc đang ồ ạt nhập vào Việt Nam.

Hạn chế thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, lượng thép từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được nhập vào Việt Nam rất lớn, trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thép nhiều nhất vào nước ta. Ước tính lượng thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam lên tới 137.500 tấn, trong khi năm năm 2010 là gần 25.000, năm 2011 là 54.000 tấn.

Trước tình hình thị trường thép trong nước cung lớn hơn cầu và lượng thép nhập khẩu gia tăng, để đẩy mạnh tiêu thụ thép những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: Tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý...

Nhằm hạn chế tình trạng thép Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam như hiện nay, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị, cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu.

Đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương cần phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm tìm ra giải pháp chống bán phá giá, chống trợ giá xuất khẩu kịp thời để trợ giúp ngành thép.

“Thuế Việt Nam đã thỏa thuận với các nước như thế nào thì trước hết phải xem xét lại việc đó. Thứ 2 phải tìm cách đặt ra một số biện pháp quản lý hành chính để làm giảm bớt việc quản lý chặt chẽ hơn trong việc nhập khẩu vào Việt Nam. Biện pháp thứ 3, nếu ảnh hưởng lớn thì chúng ta có thể dùng theo Luật cạnh tranh - tự vệ, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đề nghị Chính phủ xem xét, áp dụng. Đối với Bộ Tài chính - Hải quan thì phải kiểm tra để chống gian lận thương mại khi nhập vào Việt Nam” - Ông Nguyễn Tiến Nghi cho biết.

Source: internet

Read More...

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho mặt hàng sắt thép

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các sản phẩm thép sắp có hiệu lực (17/09/2012)

Ông Phan Văn Chinh – Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết: Từ ngày 20/9, Thông tư số 23/2012/TT-BCT về chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các sản phẩm thép sẽ chính thức có hiệu lực. Động thái này được các DN thép kỳ vọng sẽ giúp quản lý tốt hơn các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là trước tình hình các sản phẩm thép Trung Quốc giá rẻ lợi dụng “lách” thuế vào Việt Nam như thời gian qua.


Theo thống kê của Tổng công ty Thép Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2012, thép giá rẻ Trung Quốc nhập vào Việt Nam rất mạnh. Nếu như năm 2010, lượng thép nhập khẩu là 24.900 tấn; Năm 2011, lượng nhập khẩu là 53.600 tấn thì chỉ trong 7 tháng đầu năm, con số này đã là 137.500 tấn.

Cụ thể hơn, ông Vũ Bá Ổn – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết: Các sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu vào Việt Nam có mức thuế 15%; Thép hợp kim nhập khẩu làm thép xây dựng phải chịu thuế 10%; Các sản phẩm thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất que hàn được hưởng thuế suất là 0%. Lợi dụng điều này, nhiều nhà nhập khẩu đã thêm một lượng nhỏ nguyên tố Bo vào trong thép (khoảng 0,005%), “phù phép” từ thép xây dựng sang thép hợp kim, từ đó được hưởng thuế thấp hơn.

Như vậy, các sản phẩm thép này không phải chịu thuế nên khi vào Việt Nam, chúng được bán dưới mác thép xây dựng với giá rẻ hơn các sản phẩm cùng loại của Việt Nam từ 800.000-1.000.000 đồng/tấn, gây ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh sản xuất khó khăn như hiện nay. Thị trường sat thep, thep hop thep vuong, ong thep trong nước vấn bình ổn, không có gì quá đáng ngại!

Source: internet

Read More...

Nhà máy gang thép nghìn tỷ bị “bỏ quên” sau lễ khởi công hoành tráng

Tháng 5/2011, dự án Nhà máy gang thép Mường La (Sơn La) được khởi công với tổng số vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm nay, thế nhưng đến nay nhà máy gang thép đã thành… bãi chăn thả trâu bò.

Ngày 14/5/2011, lễ khởi công dự án Nhà máy gang thép Mường La tại bản Giang, thị trấn Ít Ong - Mường La (Sơn La) diễn ra hết sức hoành tráng. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Sơn La trong năm 2011 với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng trên diện tích đất khoảng 11ha do Công ty CP gang thép Sơn La làm chủ đầu tư.

 Giữa tháng 9/2012, khu đất xây dựng Nhà máy gang thép Mường La vẫn chỉ là... bãi thả trâu bò.

Theo kế hoạch, nhà máy triển khai sẽ khai thác được tiềm năng và thế mạnh của các điểm mỏ quặng trong vùng như: sắt Mường Trai, sắt Py Toong, sắt Pha Thoóng, sắt Suối Cù, sắt Bản Ún, sắt Ai Sơn, Bản Dè, Pắc Ngà, Bản Lém, Bản Tả Hi… và các điểm mỏ quặng lăn nhỏ. Việc xây dựng Nhà máy sẽ có tác động tích cực cho phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La, đặc biệt là công nghiệp nặng phục vụ các sản phẩm cơ khí, các nhà máy thủy điện, xi măng…

Theo thông tin từ chủ đầu tư, nhà máy có công suất 300.000 tấn gang, thép/năm này sẽ hoàn thành giai đoạn 1 công suất 150.000 tấn vào năm 2012. Sau khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm ổn định cho hơn 400 lao động địa phương.

Tuy nhiên, giữa tháng 9/2012, có mặt tại khu đất xây dựng Nhà máy gang thép Mường La, PV Dân trí ghi nhận một cảnh tượng hiu hắt đến... bất ngờ khi cả một khu đất rộng lớn mới chỉ có một phần được san lấp, giải phóng mặt bằng. Những búi cây dại và cỏ mọc lơ thơ. Không có dấu vết của một công trình nào cho thấy tín hiệu sẽ có một nhà máy gang thép hoành tráng tại đây mà chỉ có những đàn trâu, bò được người dân chăn thả nhẩn nha hồn nhiên gặm cỏ.

Anh Lò Văn La, 62 tuổi, người dân tộc Thái sinh sống tại địa phương cho hay: “Năm ngoái, chúng tôi thấy nhà máy khởi công rất rầm rộ nên cứ nghĩ khi nhà máy hoàn thành nhiều người dân sẽ xin được vào nhà máy làm công nhân. Nhưng sau lễ khởi công, đến nay vẫn chưa thấy gì tiến triển khá khẩm hơn, chẳng hiểu chọ có xây nhà máy thật hay không nữa”.

Làm việc với PV Dân trí về tình hình trên, ông Lê Văn Ấu - Phó giám đốc Nhà máy gang thép Sơn La cho biết: Hiện Nhà máy chưa triển khai hoạt động gì. Việc giải phóng mặt bằng cũng chưa được thực hiện xong. Ngay cả ông Ấu với chức danh Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của nhà máy được trả lương khoảng 10 triệu đồng/tháng nhưng đến giờ cũng chẳng có việc gì làm vì thực tế nhà máy còn chưa xây dựng.

Ông Lê Văn Ấu - Phó giám đốc Nhà máy gang thép Sơn La cho biết được trả lương nhưng đến giờ cũng chẳng có việc gì làm vì thực tế nhà máy còn chưa xây dựng.

 

Ông Ấu dẫn PV Dân trí đến khu đất bị "bỏ quên" sau lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép hoành tráng.

Ông Phan Tiến Diện - Trưởng phòng TN&MT huyện Mường La than phiền: “Theo đề nghị của chủ đầu tư là công ty CP gang thép Sơn La yêu cầu huyện phải giải phóng mặt bằng sớm để tập kết dây chuyền trong tháng 12/2011, chúng tôi đã làm ngày, làm đêm để bàn giao mặt bằng xây dựng nhà máy với diện tích 10,7ha nhưng sau lễ khởi công, không thấy họ xúc tiến thêm hạng mục công trình nào nữa”.

Cũng theo tìm hiểu của PV Dân trí, nhà máy gang thép Mường La khởi công từ 14/5 nhưng đến ngày 19/10/2011, Sở TN&MT tỉnh Sơn La vẫn chưa chấp nhận cấp phép khai thác mỏ sắt cho Công ty CP Gang thép Sơn La theo Công văn 804/STNMT-KS. Công văn của Sở TN&MT Sơn La khẳng định, ngày 12/8/2011, Sở TN&MT đã có văn bản trả lời hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản của Công ty CP gang thép Sơn La. Theo đó, hồ sơ xin cấp phép của công ty chưa đúng và đầy đủ theo quy định Luật Khoáng sản 2010 như: Chưa có Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; chưa có Quyết định phê duyệt đánh giá trữ lượng khoáng sản; chưa có văn bản xác nhận vốn của chủ sở hữu, phải chứng minh được vốn chỉ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và có xác nhận của cơ quan quản lí tài chính Nhà nước bằng văn bản; chưa có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác khoáng sản…

Ông Nguyễn Đình Phong - Trưởng phòng Quản lí công nghiệp Sở Công thương tỉnh Sơn La cho rằng, nếu nhà máy gang thép Mường La đầu tư sản xuất theo công nghệ 150.000 tấn/năm (giai đoạn 1) sẽ bị lỗ vì tác động xử lí môi trường, điện năng, than quá cao so với hiện nay. Chính vì vậy, Bộ Công thương đã vào cuộc xem xét, tư vấn nên đầu tư công nghệ hiện đại mới có lãi.

 
Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La mới chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư phê duyệt việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy gang thép tại huyện Mường La với quy mô 150.000 tấn/năm ghi rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy này từ tháng 6/2011.

Được biết, phía chủ đầu tư dự án đang có đề xuất xin các cơ quan chức năng để được thay đổi công nghệ, nâng quy mô dự án từ 300.000 tấn/ năm lên 500.000 tấn/năm. Ngày 30/11/2011, UBND tỉnh Sơn La đã có Thông báo số 201/TB-UBND về kết luận của ông Bùi Đức Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý quy mô và các nội dung của dự án 500.000 tấn/năm. Qua đó, yêu cầu Công ty CP gang thép Sơn La sớm hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình thẩm định và phê duyệt theo quy định; hoàn thiện dự án, phê duyệt dự án và trình các cấp có thẩm quyền cấ giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng…

Tuy nhiên, ông Triệu Văn Cơ - Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Sơn La khẳng định: “Chúng tôi cũng chưa nghe thông tin chính thức nào về dự án 500.000 tấn/năm của nhà máy gang thép Mường La. Hiện Sở Kế hoạch đầu tư mới chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 24121000166 ngày 6/12/2010, phê duyệt việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy gang thép tại huyện Mường La với quy mô 150.000 tấn/năm”.

Ông Cơ khẳng định, Giấy chứng nhận đầu tư dự án này nêu rõ: “Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy này từ tháng 6/2011 . Theo quy định, dự án sau 12 tháng chưa thực hiện, các cơ quan chức năng sẽ xem xét thu hồi. Chính vì vậy, trước thực trạng chậm tiến độ của công trình như hiện nay, phòng Xúc tiến đầu tư sẽ báo cáo lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư lập đoàn thanh tra cùng các cơ quan chức năng liên quan thanh kiểm tra dự án”.

Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi liệu dự án có thể hoàn thành khi mà tính pháp lí của dự án 150.000 tấn/năm vẫn còn và đến bao giờ dự án 500.000 tấn/năm mới được phê duyệt chính thức? và liệu công ty CP gang thép Sơn La có đủ năng lực để thực hiện dự án?.

Trước nghi ngờ chủ đầu tư thiếu năng lực trong việc thực hiện dự án, ông Cẩm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng: “Nhà máy gang thép Mường La nếu xây dựng quy mô nhỏ thì không có hiệu quả kinh tế. UBND tỉnh Sơn La đang yêu cầu chủ đầu tư lập đề án lại, cùng đó là việc kiểm tra, xem xét năng lực thực hiện dự án của doanh nghiệp này”.

Nguồn tin: Dantri

Read More...

Giá thép tấm mỏng ở Nga ổn định

Giá thép tấm mỏng tháng 9 ở Nga nhìn chung ổn định. Mặc dù các nhà máy tuyên bố tăng giá HRC hàng mỏng tháng 9 lên 2%, nhưng do chịu sức ép từ phía người mua nên giá HRC bình quân chỉ tăng 0.5-1.5%. Giá CRC và HDG không thay đổi so với giá tháng 8, chỉ một số doanh nghiệp giảm nhẹ báo giá, mức giảm khoảng dưới 1%.

Thị trường dự đoán giá thép tấm cuộn tháng 10 ở Nga sẽ ổn định. Báo giá HRC dày 2mm của NLMK và Severstal khoảng 692-695 USD/tấn, giá chào CRC dày 1.5mm khoảng 792-795 USD/tấn. Giá bán HDG dưới 1mm trên thị trường Moscow khoảng 1,178- 1,206 USD/tấn. Tất cả mức giá trên đã bao gồm 18% VAT.

Giá thép tấm mỏng ở Nga ổn định

Tuy nhiên, báo giá thép nhập khẩu từ Ukraine và các nước thuộc CIS khác có sức cạnh tranh mạnh, cộng thêm thị trường thép thế giới còn nhiều bất ổn nên giao dịch không nhiều.

Source: Internet

Read More...

Đổi tên thép NK, kê khống hàm lượng để trục lợi

Hàng trăm ngàn tấn sat thep có xuất xứ từ Trung Quốc đã được thương lái thay đổi tên gọi, kê khống hàm lượng, thành phần để tránh thuế, nhập ồ ạt vào Việt Nam.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, đến đầu tháng 8/2012, lượng thép nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã lên tới 137.500 tấn, cao gấp 5,5 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, vào năm 2010, con số này chỉ ở mức 24.900 tấn. Năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 tấn.

Đổi tên thép NK, kê khống hàm lượng để trục lợi

Ông Nguyễn Tiến Nghi – Chủ tịch VSA, cho rằng tình hình tiêu thụ thép của các doanh nghiệp trong nước hiện nay hết sức khó khăn. Kinh tế suy thoái khiến nhu cầu sử dụng thấp, lại thêm yếu tố khách quan là theo quy luật mùa mưa bão và trong thời điểm tháng 7 âm lịch nhiều công trình dân dụng không động thổ xây dựng. Trong tháng 8/2012, lượng tiêu thụ chỉ đạt 356.000 tấn và tồn kho khoảng 215.000 tấn.

“Trước tình cảnh ế hàng, các doanh nghiệp phải hạ giá thành, kích thích tiêu thụ. Giá thép đã giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn. Thời gian tới, thị trường trong nước cũng không thiếu hàng bởi công suất thép cán xây dựng trong nước lên trên 10 triệu tấn nhưng cả tiêu thụ và xuất khẩu chỉ khoảng 6 - 6,2 triệu tấn. Mặc dù hàng tồn kho thép vẫn ở mức cao, thị trường trầm lắng, doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm sản xuất thì nhập khẩu thép, đặc biệt là thép giá rẻ từ Trung Quốc lại cao bất thường. Đây là tình trạng đáng báo động và cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý”, ông Nghi nói.

Ông Vũ Bá Ổn – Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp nhập thép từ Trung Quốc vào Việt Nam khai là có hàm lượng vi chất Bo nhỏ, khai là thép hợp kim để trốn thuế. Hiện tượng này, theo ông Ổn, là do thép carbon xây dựng nhập khẩu thông thường chịu thuế suất là 5%, thép hợp kim là 0%. Vì thế, các đơn vị nhập khẩu đã khai man, đổi tên loại thép để được hưởng mức thuế thấp.

Để hạn chế nhập lậu và bảo vệ sản xuất thép trong nước, VSA và Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát hàng sau thông quan, nhất là việc đưa vào sử dụng. Sản phẩm thép nhập khẩu phải được sử dụng đúng quy định.

Mặt khác, nên quy định sản phẩm thép nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn mác tiếng Việt, thậm chí bắt buộc ghi thông tin kỹ thuật có liên quan. Đối với thép nhập khẩu có nguyên tố Bo, Tổng công ty Thép Việt Nam đề nghị nên có sự tham gia kiểm tra, kiểm định của các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để xác định chính xác hàm lượng chất này trong thép nhập khẩu.

VSA cũng đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm tìm ra giải pháp chống bán phá giá các loại thep hop, thep vuong và các loại ong thep, chống trợ giá xuất khẩu kịp thời để trợ giúp ngành thép. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.


Source: Internet

Read More...

Thép bán lẻ tại TPHCM giảm 200 nghìn đồng/tấn

Đây là lần thứ hai kể từ tháng 7/2012 đến nay, giá sat thep giảm với tổng mức giảm xấp xỉ 300.000 đồng/tấn nhưng sức mua vẫn không đáng kể.



Tuổi trẻ ngày 14/9 đưa tin, các đại lý ong thep bán lẻ xây dựng khu vực TPHCM vừa giảm thêm khoảng 200 nghìn đồng/tấn nhằm giảm áp lực tồn kho vốn hết sức căng thửng từ nhiều tháng qua.

Đây là lần thứ hai kể từ tháng  7/2012 đến nay, giá thep vuong giảm với tổng mức giảm xấp xỉ 300.000 đồng/tấn. Hiện giá thép bán lẻ dao động 17,3 - 17,9 triệu đồng/tấn, nhưng sức mua vẫn ở mức thấp.


Tổng giám đốc một công ty thep hop cũng xác nhận, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đến giữa tháng 9/2012 xấp xỉ 50 nghìn tấn, mức khá cao trong bối cảnh các doanh nghiệp chỉ chạy 70% công suất thiết kế. Riêng các doanh nghiệp có thị phần lớn thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, lượng thép tồn kho phổ biến 25-30 nghìn tấn.

Source: Internet

Read More...

Giá cuộn trơn xuất khẩu của Trung Quốc kỳ vọng tăng

Giá cuộn trơn xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng sau khi giá quặng phục hồi trong mấy ngày gần đây và thị trường sat thep trong nước cũng đã phản ứng với thông tin chính phủ phê duyệt kế hoạch chi tiêu ngân sách trị giá hơn 1 nghìn tỉ NDT.


Giá quặng 62% Fe nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 5,5% trong ngày thứ Ba đầu tuần lên mức 100,02 USD/tấn cfr tại cảng Thiên Tân.

Một thương nhân của Mỹ kỳ vọng ong thep trơn hàm lượng cacbon thấp của Trung Quốc sẽ ở mức 585-590 USD/tấn cfr. Tuy nhiên sau khi giá quặng nhích lên trở lại thương nhân này vẫn chưa nhận được chào giá từ Trung Quốc. Cùng mặt hàng đang được Thổ Nhĩ Kỳ chào bán ở mức 660 USD/tấn cfr.



Còn một thương nhân khác ở Mỹ thì cho rằng giá cuộn trơn 585 USD/tấn cfr của Trung Quốc là quá cao, mức giá có thể chấp nhận mua vào là 565 USD/tấn cfr.

Source: Internet

Read More...

Hàn Quốc- thép tấm đóng tàu giao quý Ba chưa thỏa thuận được giá

Đàm phán về giá thép tấm giao tháng 7 đến tháng 9 giữa các nhà sản xuất thép Hàn Quốc với các công ty đóng tàu trong nước vẫn chưa đạt được kết quả cuối cùng.



Các công ty đóng tàu thì yêu cầu nhà sản xuất giảm giá 20.000 Won/tấn so với ba tháng trước vì theo họ giá nguyên liệu thô đã xuống thấp, trong khi giá sat thep xuất khẩu của Nhật Bản và Trung Quốc cũng giảm mạnh, tuy nhiên các nhà máy ong thep Hàn Quốc, đứng đầu là Posco, cương quyết giữ giá không đổi để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên cả hai phía không tiết lộ mức giá thep hop là bao nhiêu.

Như vậy, tình trạng không thỏa thuận được mức giá đã kéo dài hơn hai tháng nay, nhưng một số nhà quan sát thị trường nói rằng phi vục này sẽ sớm kết thúc trước kỳ nghỉ lễ Chuseok (trung thu) bắt đầu từ ngày 30/9.



Một nhà phân tích ở Seoul nói giá thep vuong giảm quá nhiều ở Trung Quốc trong quý này, vì vậy các nhà máy Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn để giữ chính sách giá không xoay chuyển như hiện tại.


Một nhà thầu đóng tàu Hàn Quốc nói, chúng tôi muốn giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà sản xuất trong nước, vì vậy chúng tôi hy vọng họ sẽ chấp nhận lời đề nghị giảm giá bán trong thời điểm này.

Source: Internet

Read More...

Áp lực hàng tồn kho

Do sức mua yếu, lượng tồn kho tiếp tục là bài toán hóc búa cần được tháo gỡ từ nay đến cuối năm, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng.

Báo cáo của Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng khai thác than của Vinacomin tính chung 8 tháng ước đạt 28,3 triệu tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ. Cùng với đó, tiêu thụ than đạt thấp do các hộ mua than lớn giảm mạnh so với khối lượng hai bên đã ký hợp đồng từ cuối năm 2011, làm lượng than tồn kho tăng cao.



Trong khi xuất khẩu cũng giảm mạnh, ước đạt 8,7 triệu tấn, bằng 76,2% cùng kỳ. Như vậy, tính đến hết tháng 8/2012, tồn kho của ngành than ước khoảng 6,9 triệu tấn.

Không khá hơn, với ngành thép, thị trường tiếp tục trầm lắng, buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán từ 200 - 300 ngàn đồng/tấn để cạnh tranh. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho vẫn cao, ước tính tháng 8, toàn ngành sản xuất được 196 ngàn tấn, tăng 1,8% so với tháng 7 nhưng giảm 8,1% so với tháng 8/2011.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VAS), cho biết nguyên nhân là do tiến độ xây dựng các công trình chậm nên giá sat thep hạ và lượng thép tiêu thụ không tăng so với tháng trước. “Khó của thép không phải là vốn mà là đầu ra, không tiêu thụ được thì lãi suất thấp cũng không dám vay,” ông Nghi nhận định. Nhưng nghiêm trọng hơn, hiện thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và ASEAN.

Đặc biệt, những sản phẩm nhập khẩu này khi vào Việt Nam đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh. Hiện nay, nhập khẩu thep vuong xây dựng từ thị trường ASEAN về Việt Nam phải chịu thuế suất 5%, nhưng có những lô hàng thép xây dựng khi nhập khẩu chỉ có mức thuế 0%. Điều này được VAS nhận định có thể do hàng được trộn lẫn với các chủng loại thép khác như thép que hàn, thép 0% carbon... để tránh thuế và lách luật.

Trước những khó khăn chồng chất, Bộ Công Thương đang đề xuất Ngân hàng Nhà nước áp dụng việc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như nghiên cứu cơ chế bảo hiểm tín dụng với các thị trường tiềm năng nhưng có rủi ro cao và điều chỉnh linh hoạt thuế suất để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm, mở rộng và tái cấu trúc thị trường cả trong và ngoài nước cũng là một trong những hướng triển khai quyết liệt nhằm giảm áp lực cho việc tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Ông Nguyễn Tiến Nghi chia sẻ thêm, mặc dù lợi nhuận của việc xuất khẩu thép vào thời điểm này thấp, nhưng việc hướng sang các thị trường phi truyền thống cũng là giải pháp để các doanh nghiệp trong ngành giải quyết được lượng hàng tồn kho, thu hồi được vốn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để công nhân mất việc. “Về lâu dài, Hiệp hội Thép cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu thép; đồng thời xem xét cho giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm áp lực tồn kho hiện nay của ngành”, ông Nghi kiến nghị.

Source: Internet

Read More...

Thị trường thép tấm mỏng Thổ Nhĩ Kì sắp phục hồi

Các nhà tham gia thị trường thép cuộn dẹt (cán phẳng) Thổ Nhĩ Kỳ dự đoán nhu cầu sẽ sớm tăng trở lại do lượng tồn thép hiện đang ở mức thấp sau hai tháng mua với lượng nhỏ giọt.


Giá sat thep Trung Quốc tuần này có thể sẽ giảm chậm lại, điều này càng kích thích lực mua tại Thổ Nhĩ Kỳ mạnh lên. Tuy nhiên tiêu dùng trực tiếp vẫn còn thấp và hầu hết các đặt mua chỉ nhằm mục đích dự trữ mà thôi.


Các nhà sản xuất nội địa đang chào bán HRC với giá 620-630 USD/tấn xuất xưởng, tương tự như trong tháng 08. Các chào bán nhập khẩu Ukraina hiện ở mức 560 USD/tấn cfr, còn Nga là 565-580 USD/tấn cfr. Khách hàng đang chờ diễn biến mới của thị trường thep vuong Trung Quốc vì với bất kỳ sự thay đổi nào tại thị trường này cũng sẽ tác động đến thị trường ong thep thế giới.


Một nhà sản xuất cho biết lượng tồn tại thep hop thị trường nội địa còn khá ít, điều này sẽ kích thích lực mua và qua đó đẩy giá đi lên.

Source: Internet

Read More...

Sản lượng thép thô trung quốc giảm 3% cuối tháng 8

Theo số liệu từ Hiệp hội gang thép Trung Quốc (CISA), trong suốt 11 ngày cuối tháng 8, sản lượng sat thep thô bình quân đã giảm 3% xuống mức 1,87 triệu tấn từ mức 1,93 triệu tấn trong 10 ngày giữa tháng 8. Đây là lần đầu tiên sản lượng thép thô theo ngày của Trung Quốc giảm dưới mức 1,90 triệu tấn kể từ đầu tháng 4.


Cũng theo ước tính của CISA, sản lượng thep vuong toàn bộ tháng 8 đạt 59,29 triệu tấn, tương đương 1,91 triệu tấn/ngày, giảm 3,9% so với mức 1,99 triệu tấn/ngày trong tháng 7 như Viện thống kê quốc gia đã công bố.
Một số nhà tham gia thị trường nói rằng sản luợng giảm được quy là do các nhà sản xuất Trung Quốc tiến hành bảo dưỡng nhà xưởng định kỳ trong tháng 8, tuy nhiên mức sản lượng 1,87 triệu tấn/ngày cuối tháng 8 cũng được cho là tương đối cao và ảnh hưởng đến thị trường.


Một chuyên gia phân tích ở Thượng Hải dự báo, sản lượng thép thô đầu tháng 9 khả năng tiếp tục giảm do gần đây giá thép xuống mạnh đã buộc nhiều nhà sản xuất tiến hành hoặc kéo dài thời gian bảo dưỡng hơn nữa. Hiện nay, năng lực sản xuất ở thành phố Đường Sơn đã điều chỉnh xuống mức 84% từ 90% trong tháng 7.


Cuối tuần rồi, Ủy ban cải cách và phát triển kinh tế quốc gia đã phê duyệt hàng loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đường sắt trị giá hơn 1 nghìn tỉ NDT (157,7 tỉ USD) đã hỗ trợ cho giá thép giao dịch trên thị trường kỳ hạn hồi sinh mạnh mẽ. Tuy nhiên giới thương nhân lo ngại rằng các nhà sản xuất sẽ dựa vào tin trên để tăng sản lượng trở lại.

Source: Internet

Read More...

Thái Lan điều tra chống phá giá thép cuộn Việt Nam

Bộ Công thương hiện đang phối hợp xử lý việc Thái Lan tiến hành điều tra chống bán phá giá mặt hàng thep hop nhập khẩu từ Việt Nam.


Trước đó, ngày 17-8-2012, Bộ Thương mại Thái Lan đã công bố thông báo chính thức trên Công báo Hoàng gia Thái Lan (Thai Royal Gazette) về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sat thep cuộn cán nguội cacbon không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.



Nguyên đơn từ phía Thái Lan gồm 2 công ty là JFE Steel và Nippon Steel thuộc công ty Siam United Steel. Giai đoạn điều tra từ tháng 7-2011 đến tháng 6-2012.

Như vậy, sau EU, Hoa Kỳ, Brazil, Indonesia... Thái Lan là nước tiếp theo tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thep vuong, ong thep xuất khẩu của Việt Nam.



Từ đầu năm đến nay, các nhà xuất khẩu Việt Nam liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Gần đây nhất, Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với lốp cao su xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam cùng với Trung Quốc và Ấn Độ; Malaysia điều tra chống bán phá giá mặt hàng giấy BOPP...

Source: Internet

Read More...

Giá thép cây xuất khẩu Trung Quốc giảm

Giá sat thep cây HRB400/BS460B xuất khẩu của Trung Quốc tuần này giảm thêm 35-40 USD/tấn so với tuần trước và hiện đang dao động quanh mức 485-490 USD/tấn fob sau sự điều chỉnh của giá phôi. Tuy nhiên, giá càng giảm thì người mua càng tránh né mua hàng.



Còn cuộn trơn thep hop SAE1008B có giá xuất khẩu trong tuần này giá cũng điều chỉnh xuống còn 505-510 USD/tấn fob từ mức 520 USD/tấn fob trong tuần trước đó, thậm chí một số nhà máy nhỏ ở Hà Bắc chào bán chỉ 470 USD/tấn fob.


Tại thị trường nội địa, giá thep vuong, ong thep  ở miền bắc Trung Quốc trong ngày thứ Năm tiếp tục ổn định như trong ngày trước đó theo lời kêu gọi của Hebei Iron & Steel (Hegang) đối với các nhà phân phối trong khu vực cần ổn định giá cả thị trường, bất chấp giá phôi ở Đường Sơn vẫn đang xuống.

Hegang đã yêu cầu các nhà phân phối ở Bắc Kinh giữ giá thép cây HRB400 18-25mm ổn định ở mức 3.360 NDT/tấn (530 USD/tấn), nhưng các thương nhân than phiền rằng mức này rất khó chốt và họ đã điều chỉnh xuống 3.340-3.350 NDT/tấn, đã bao gồm VAT.


Một thương nhân ở Bắc Kinh nói giá thép cây tại Bắc Kinh khả năng sẽ còn xuống nữa vì giá ở Thiên Tân chỉ giao dịch ở mức 3.280 NDT/tấn. Trước đó, các nhà tham gia thị trường đã dự báo khả năng giá sat thep ở Bắc Kinh sẽ chạm mức 3.000 NDT/tấn.

Source: Internet

Read More...

Giá thép tấm đóng tàu Trung Quốc giảm mạnh

Giá thép tấm đóng tàu 20mm ở miền đông Trung Quốc đã mất tổng cộng 600-700 NDT/tấn (95-110 USD/tấn) trong hai tuần qua và đến ngày thứ Ba tuần này chỉ còn 3.290-3.390 NDT/tấn, đã bao gồm VAT.



Một thương nhân cho hay: “tôi không biết đâu là nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến giá cả thị trường, là thep vuong hay là quặng”.



Giá quặng nhập khẩu vào Trung Quốc đã mất 48 USD/tấn kể từ đầu tháng 7. Các nhà sản xuất thep hop Trung Quốc đang chờ giá quặng sớm chạm mức 80 USD/tấn và họ cũng cho rằng đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến tổng thể thị trường.



Ngoài ra, sự xuống dốc của ngành công nghiệp đóng tàu cũng góp phần kéo giá thép tấm giảm trong năm nay.

Source: Internet

Read More...

Giá thép trong nước giảm 900 nghìn đồng/ tấn

Mặc dù giá nguyên liệu sat thep trên thị trường Đông Nam Á tăng khoảng 10 USD/tấn trong tháng qua, giá thép trong nước lại giảm 300-900 nghìn đồng/tấn.

Thông thường, khi giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép trên thị trường thế giới tăng sẽ tác động ngay đến thị trường trong nước và giá thép tăng theo. Thế nhưng, trong tháng qua, mặc dù giá nguyên liệu thép trên thị trường Đông Nam Á tăng khoảng 10 USD/tấn, nhưng sản phẩm thép trong nước không những không tăng giá theo mà còn giảm từ 300.000 đến 900.000 đồng/tấn để kích cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 8 đạt 350.000 tấn, tăng hơn 9% so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái; tiêu thụ thep vuong trong tháng qua cũng đạt 350.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 27% so với cùng kỳ năm ngoái.



So với năng lực sản xuất, sức tiêu thụ trong tháng qua là tương đương, nhưng hiện lượng thep hop thành phẩm tồn kho còn khoảng 320.000 tấn do lượng thép gối đầu và tồn kho những tháng trước chuyển sang.

Điều đáng chú ý là trong khi mức tồn kho thép của doanh nghiệp sản xuất trong nước còn nhiều, thì trong tháng qua lượng thép nhập khẩu các loại lên đến 600.000 tấn, dù giảm 3% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức nhập khẩu này gần gấp đôi so với con số sản xuất và con số tiêu thụ trong nước trong tháng qua.

Do lượng ong thep tồn kho trong nước còn cao và phải cạnh tranh khốc liệt với thép giá rẻ nhập khẩu về nhiều khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước buộc phải giảm giá bán để giảm hàng tồn kho, quay vòng đồng vốn.


Hiện giá sat thep niêm yết tại nhà máy, chưa có thuế VAT ở mức 15,7-16,2 triệu đồng/tấn ở miền Bắc; từ 15,3-17,1 triệu đồng/tấn ở miền Nam. Giá bán thực tế của các công ty chưa tính thuế VAT hiện phổ biến ở mức 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép tròn cuộn và từ 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây thông dụng, tùy từng thương hiệu và từng khu vực. Giá bán lẻ thép tại các địa phương ổn định và phổ biến ở mức 17,4-18 triệu đồng/tấn tại miền Bắc và từ 17,5-18,1 triệu đồng tại miền Nam.

Source: Internet

Read More...

Giá thép Thượng Hải đạt mức thấp nhất mọi thời đại

Giá thép kỳ hạn tại Thượng Hải ở mức thấp nhất mọi thời đại vào phiên hôm 4/9/2012 gây áp lực lên giá thị trường quặng sắt toàn cầu do sự sụt giảm nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu dùng chi phối toàn thế giới.

Giá sat thep mất hơn 1/3 trị giá kể từ đầu tháng 7/2012, giá quặng sắt đạt mức thấp nhất trong 3 năm qua, buộc các nhà khai khoáng thuộc tập đoàn Fortescue Metal Group FMG.AX Australia cắt giảm chi phí đầu tư và cắt giảm hàng trăm việc làm.
Hầu hết các giao dịch thép thanh giao kỳ hạn tháng giêng tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đạt mức thấp 3.276 NDT (tương đương 520 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ khi thị trường chứng khoán đưa ra giá thep hop kỳ hạn năm 2009. Giá thép thanh lúc đóng cửa giảm 2,1% xuống còn 3.282 NDT/tấn.


Giá quặng sắt hợp đồng benchmark 62% hàm lượng sắt .IO62-CNI=SI giảm 30 cent xuống còn 89,1 USD/tấn phiên hôm 3/9, sau khi thị trường chứng khoán hôm thứ 6 (31/8) cung cấp dữ liệu về chỉ số thép (Steel Index). Giá quặng sắt giảm xuống còn 88,7 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
“Một số người cho rằng giá quặng sắt đã rơi xuống mức đáy, nhưng tôi nghĩ rằng sự phục hồi hôm thứ 6 chỉ là tạm thời và giá có theer giảm sâu hơn nữa trừ khi chúng tôi thấy có chính sách lớn hậu thuẫn nền kinh tế”, các thương gia quặng sắt của tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc cho biết.
Sự suy giảm giá thép Trung Quốc tác động tiêu cực trên thị trường quặng sắt, giá quặng sắt đã giảm 24% trong tháng 8/2012.
Khối lượng quặng sắt hoán đổi và tùy chọn trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục gần 18 triệu tấn trong tháng 8/2012, Steel Index cho biết, do giá giảm đã làm tăng nhu cầu.

Dư thừa công suất

Hiện vẫn chưa có dấu hiệu giá thép sẽ được cải thiện, mặc dù các thương nhân cho rằng giá quặng sắt có thể giảm trong giới hạn.
“Sự suy giảm giá quặng sắt sẽ chậm lại do giá mặt hàng này gần như đã giảm xuống mức tổng chi phí của các quặng mỏ nước ngoài, trong khi đó không có thông tin tích cực cho thị trường thép và tôi có thể chỉ hy vọng giá thép ổn định một chút trong tháng 9 và tháng 10”, một thương nhân thép tại Thượng Hải cho biết.
Fortescue Metals – nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ 4 thế giới cho biết – sẽ cắt giảm việc làm, cắt giảm chi phí đầu tư bằng ¼ và trì hoãn kế hoạch mở rộng do nhu cầu Trung Quốc chậm lại.


Động thái này được dựa vào quyết định tháng trước bởi hãng khai thác mỏ khổng lồ BHP Billiton BHP.AX BLT.L để đầu tư 20 tỉ USD mở rộng khai thác đồng và vàng ở Australia và đặt tất cả các chấp thuận trên toàn thế giới.
Có rất ít dấu hiệu chưa được nêu ra từ bất kỳ chính sách hậu thuẫn nào từ Trung Quốc, và một quan chức cấp cao của Hiệp hội thép nước này cho biết rằng chính phủ kích thích kinh tế không có khả năng giải quyết các vấn đề dài hạn của ngành công nghiệp.
Wu Xichun, chủ tịch danh dự của Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc cho biết tại hội nghị cuối tuần qua mà các “thảm họa” giảm giá trong năm nay là một phần kết quả của 4 nghìn tỉ nhân dân tệ trong gói kích thích kinh tế tài chính năm 2009, mà trở lên tồi tệ hơn vấn đề dư thừa công suất thép và đẩy giá quặng sắt lên mức không hợp lý và không bền vững.
“Công suất dư thừa và giá quặng sắt quá cao là những lý do cơ bản tại sao hiện tại ngành thép đang trong tình trạng khó khăn”, ông cho biết.
Giá thép thanh kỳ hạn và chỉ số quặng sắt tại Thượng Hải.

Hợp đồng
Giá mới nhất
Thay đổi
% thay đổi
SHFE REBAR JAN3
3282
-69,00
-2,06
PLATTS 62 PCT INDEX
90,5
+0,00
+0,00
THE STEEL INDEX 62 PCT INDEX 89.1 -0.30 -0.34



METAL BULLETIN INDEX
90,01
+0,31
+0,35 

Source: Internet

Read More...

Thép giảm tồn kho chớ vội mừng

Tổng cục Thống kê cho biết, sắt thép là một trong số ít ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng thấp trong thời gian vừa qua với mức tăng 7,4% so với kỳ trước. Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam lại cho rằng, chớ vội mừng với việc giảm tồn kho.



Sản xuất sụt giảm
Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 8 vừa qua, sản lượng sản xuất của ngành thép ước đạt 350.000 tấn, tiêu thụ đạt hơn 330.000 tấn và lượng hàng tồn kho còn lại khoảng 320.000 tấn. Con số trên cho thấy, cả sản xuất và tiêu thụ sat thep tháng 8-2012 đều dưới mức trung bình khoảng 100.000 tấn/tháng. Lượng thép tồn kho đã nằm trong giới hạn cho phép, tương đương với lượng thép tiêu thụ trong gần 1 tháng. “Đã có thời điểm, tồn kho thép lên tới hơn 400.000 tấn/tháng nên mức tồn kho này không cao lắm. Tuy nhiên, đẩy mạnh tiêu thụ vẫn là việc làm cần thiết”.

Phân tích nguyên nhân lượng tồn kho thép giảm, ông Nghi cho rằng có tác động lớn từ việc sản xuất thép sụt giảm rõ rệt. Để giảm tồn kho, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, khiến đời sống người lao động rất khó khăn. Theo một lãnh đạo doanh nghiệp ngành thép, hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa có thương hiệu đã lâm vào tình trạng lao đao. “Họ không tuyên bố phá sản vì nếu làm như vậy, họ càng khó khăn hơn, ngân hàng cho vay vốn cũng bị ảnh hưởng. Sản phẩm có thương hiệu của các doanh nghiệp lớn sản xuất, tiêu thụ chỉ đủ hòa vốn”- ông này nói. Hiện giá bán các loại thép có thương hiệu phổ biến từ 14,7 triệu - 15,5 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển, cách thức thanh toán; còn lại là các sản phẩm có thương hiệu kém, sức cạnh tranh và tiêu thụ kém hơn.



Phản hồi từ các doanh nghiệp ngành thep vuong, thep hop trước việc lãi suất vay vốn ngân hàng giảm trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất có thể giảm hơn nữa họ cũng chưa có ý định vay. Các doanh nghiệp này không muốn vay tiền về sản xuất rồi “đắp chiếu” sản phẩm. “Quan trọng bây giờ là đầu ra cho sản phẩm, chứ không phải lãi suất ngân hàng hay lo thiếu nguyên liệu”- ông Nghi nhấn mạnh. Một số dự án thép có đầu tư nước ngoài đã xây dựng xong cũng đóng cửa, do lo ngại khó khăn ở đầu ra.

Tăng cường xuất khẩu thép

Lào, Campuchia… là những thị trường xuất khẩu sat thep chủ yếu của Việt Nam thời gian qua. Tăng cường xuất khẩu thép sang các nước trên là một trong những biện pháp để giảm tồn kho mặt hàng này ở trong nước, giảm áp lực cho thị trường nội địa. Mặc dù lượng thép xuất khẩu trong 8 tháng năm 2012 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, song số lượng vẫn khiêm tốn và giá xuất khẩu không cao.


Để giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp thép đã thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi tiêu như giảm các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, giảm khấu hao… Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có vị trí đẹp, trụ sở rộng rãi đã cho các đơn vị khác thuê lại một phần mặt bằng để tiết kiệm chi phí và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp. Giá bán ong thep tại thị trường nội địa đã gần tiệm cận giá thành sản xuất nên khả năng giảm giá bán sâu hơn là khó xảy ra. Ông Nghi cho biết, cuộc đấu tranh tâm lý giữa người bán và người mua rất căng thẳng. Người mua thường có tâm lý nếu thấy giá bán giảm, họ lập tức chưa vội mua hàng mà chờ giảm mạnh hơn. Nhưng nếu giá bán sản phẩm bắt đầu nhích lên, họ lại ào ào mua vào sợ giá tăng mạnh. Bởi vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ thép, việc ổn định tâm lý cho người tiêu dùng cũng cần được quan tâm.

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, từ tháng 10-2012, tiêu thụ thép sẽ khởi sắc hơn bởi bước vào mùa xây dựng. Mặt khác, thời điểm này, các ngân hàng có thể nới lỏng tín dụng, các dự án bất động sản hoạt động trở lại.


Source: Internet

Read More...