Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Không gian đậm chất sắt thép

Một không gian nhỏ gọn, ấm cúng nhưng đậm chất nhà máy công xưởng, với bulông, con tán, quạt máy, ống nước, bánh răng, thùng phuy… tất cả những chi tiết nhỏ ấy được biến tấu, kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng để trở thành một tổng thể hoàn hảo trong lối thiết kế trang trí của quán bar Factory giữa trung tâm thành phố.

Sắt thép khô cứng nhưng đem lại cho Factory một phong cách riêng

Không gian đậm chất sắt thép

Với vị trí đắc địa ngay trung tâm quận 1, ngã giao giữa Nguyễn Huệ và Mạc Thị Bưởi, Factory gây ấn tượng hầm hố ngay từ mặt tiền với lối trang trí chủ đạo từ hình vẽ đến những chi tiết được thiết kế từ vật liệu sắt thép, mô phỏng theo phong cách của một nhà máy cơ khí.

Không gian đậm chất sắt thép

Bước qua khỏi cánh cửa vào, cả một không gian nơi sự trần trụi của sắt thép, được bao phủ với hai màu chủ đạo đen – vàng, phủ kín trong Factory ngay từ hành lang dài dẫn lối lên tầng chính của quán bar.

Lối vào hút sâu như một tầng hầm hẹp dễ khiến cho người ta liên tưởng ngay đến bước chân đang dẫn vào một không gian đậm đặc của một nhà máy, một xưởng sản xuất cơ khí hạng nặng với xung quanh tất cả chỉ là sắt thép khô cứng, lạnh lùng cùng gam màu tối sáng tương phản rõ rệt theo những bóng đèn bố trí dọc lối đi dẫn lên cầu thang chính.

Không gian đậm chất sắt thép

Chỉ bước qua cánh cửa cách âm, vẫn là không gian của sắt thép, của lưới B40, ống sắt… nhưng cảm giác nặng nề của nhà máy dần được thay thế bằng một không gian khác, không gian của sự tinh tế trong cách vận dụng các chi tiết trang trí từ nguyên liệu chính là sắt thép. Chiếc thang máy nhỏ dùng đưa đồ ăn thức uống từ nhà bếp ở lầu trên được cách điệu, che chắn bằng lưới thép trông rất duyên, như một điểm nhấn nhá nhẹ nhàng cho bức tường phủ sơn đen kín. Giếng trời được tận dụng làm một cần cẩu gắn ròng rọc, trên sợi dây cáp là một hình khối phủ kiếng, dành để làm những chương trình gây bất ngờ, ấn tượng với khách. 

Không gian đậm chất sắt thép

Ở góc trên sân khấu chính, ba chiếc quạt hút gió lớn sơn bạc nổi bật trên nền đen, nối thành ba vòng tròn, như tôn thêm điểm nhấn cho chỗ đứng của người chỉnh nhạc với bàn kê được cách điệu từ những thùng phuy sắt sơn đen đặt cạnh nhau. Bao quanh phần sân khấu chính là những hình ống màu bạc, màu đen khổng lồ nối từ trần xuống sàn, đem lại cho tổng thể không gian sân khấu chính một kiểu trang trí trông rất hầm hố, mang một cá tính mạnh.

Không gian đậm chất sắt thép Không gian đậm chất sắt thép
Từng góc quán được chăm chút tỉ mỉ tạo nên một không gian thư giãn ấn tượng.

Tận dụng mặt bằng từ một căn nhà cũ với diện tích sử dụng hơn 200m2, sức chịu lực kém, vì vậy việc thiết kế phải vận dụng sắt thép để tăng tính năng chịu lực, hơn nữa không gian sắt thép lại phù hợp với dòng nhạc electronic mang phong cách đặc trưng riêng của Factory. Mọi chi tiết nhỏ từ những con bulông, đinh vít gắn liền vào thân cột, vách tường, cả những tấm biển chỉ dẫn ở Factory đều được chăm chút, dụng công hàn gắn một cách có chủ ý, đem lại một vẻ đẹp khá hoàn hảo trong thiết kế trang trí không gian ở Factory. Chiếc ghế ngồi trong quán cũng được thiết kế đơn giản, vuông vức, gãy gọn, rất phù hợp với chiếc bàn thùng phuy hình trụ tròn, rất tiện dụng và không mang lại cảm giác vướng víu cho khách khi cao hứng nhún nhảy cùng tiếng nhạc sôi động, cuốn hút.

Ý tưởng thiết kế và trang trí quán được Minh, một trong bốn người bạn sáng lập ra Factory cho biết: “Người ta nghĩ đến nhà máy, đó là nơi sản xuất những linh kiện máy móc, khô khan, nhưng anh em muốn biến không gian của nhà máy này trở thành nơi sản xuất ra những sự kiện độc đáo, đó là âm nhạc, trong không gian hoà trộn từ thiết kế trang trí, đến âm thanh, và ánh sáng… tạo thành một sân chơi vui nhộn”.

Sân chơi của nhà máy ấy hàng đêm liên tục sản xuất ra những chương trình ca nhạc, những sự kiện dành cho phái nữ, cho giới chơi môtô, tổ chức các lễ hội hoá trang… sôi động, nhộn nhịp, vui tươi cùng đội ngũ nhân viên phục vụ lạ lùng trong trang phục công nhân, nón bảo hộ lao động như đang làm việc trong nhà máy. Hơn thế nữa, với những người đam mê các chi tiết trang trí, thiết kế về mặt kiến trúc, có thể cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của từng góc quán, từng chi tiết của việc tận dụng, biến hoá những chất liệu khô cứng như sắt thép trở thành một góc đẹp, đem lại một không gian có phong cách và cá tính rất riêng dễ thấy ở Factory.

Source: Google

Read More...

Tin thép ngày 31/8/2012

Nhật Bản nâng giá thanh gân tháng 9:

Do bị lèo lái bởi giá phế tăng cũng như nhu cầu phục hồi, các nhà sản xuất sat thep Nhật Bản đã bắt đầu nâng giá thép thanh gân cho các hợp đồng đặt mua tháng 9.

Trong đó Kyoei Steel đã nâng giá thêm 3.000 Yên/tấn lên mức 55.000 Yên/tấn và Tokyo D-Bar Steel cũng có quyết định mức nâng tương tự 3.000 Yên/tấn.

Hiện tại, giá thép thanh gân tại thị trường Tokyo có giá dao động từ 55.000-56.000 Yên/tấn, giảm 1.000 Yên/tấn so với tháng trước.

Giá quặng sắt thế giới tiếp tục lao dốc:
Giá quặng sắt giao ngay nay giảm chỉ còn 90,3 USD/tấn, so với mức giá 143,2 USD/tấn vào đầu tháng 3.

Như vậy chỉ trong vòng 6 tháng, giá quặng sắt giảm 37%. Đặc biệt là trong vài tuần qua, kể từ mức 113,1 USD/tấn vào ngày 15/8, giá đã giảm 20%.

Chuyên gia của Moody’s cho biết giá quặng sắt giảm mạnh phản ánh hai điều: ngành thép Trung Quốc đang suy giảm và thời tiết thuận lợi tại Australia làm các hãng khai thác mỏ tăng sản lượng.

Các nhà máy thép Trung Quốc trì hoãn nhận các chuyến hàng quặng sắt làm tồn kho quặng tăng cao và đẩy giá xuống thấp hơn, chuyên gia cho biết. Chuyên gia nhận định giá mặt hàng này sẽ giảm sâu hơn trong bối cảnh nền kinh tế bấp bênh.

Tuy nhiên họ mong rằng các nhà sản xuất quặng lớn như Rio Tinto, BHP Billiton, Vale S.A sẽ không vội cắt giảm sản lượng vì cho rằng ngành thép Trung Quốc cuối cùng cũng phải khởi sắc trở lại để theo kịp tiến trình công nghiệp hóa của nước này.

Và giá thep vuong, thep hop và ong thep trong nước tại công ty chúng tôi vẫn đang bình ổn.

Source: Internet

Read More...

Giá thép giảm, lượng tiêu thụ vẫn “giậm chân tại chỗ"

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, dù giá thép xây dựng đã giảm khoảng 3% so với tháng 7 nhờ giá phôi thép và thép phế nhập khẩu giảm nhưng lượng thép xây dựng tiêu thụ bán ra trong tháng 8 vẫn “giậm chân tại chỗ" ở mức 350.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 500-600 nghìn tấn/tháng trước đây.

Với tình hình tiêu thụ thép khó khăn, nhiều tháng nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đã phải cắt giảm sản xuất, một số doanh nghiệp phải tạm đóng cửa.

Tính đến thời điểm này, ngay cả doanh nghiệp nhà nước lớn như Tổng công ty Thép Việt Nam cũng đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30-45%. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.

Do tiêu thụ chậm như vậy, lượng thép tồn kho tháng 8 hiện ở mức 350.000 tấn, bằng với lượng tiêu thụ. Đây là con số khá cao bởi lượng tồn kho vào các năm trước đây chỉ bằng khoảng một nửa lượng tiêu thụ.

Hiện các doanh nghiệp đang tìm mọi cách đẩy mạnh xuất khẩu để giảm lượng tồn kho, đảm bảo chất lượng sắt thép không bị han rỉ cũng như thu hồi vốn để tái sản xuất, ông Cường cho biết.

Về phía Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), Tổng Giám đốc Lê Phú Hưng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép, Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm tạo đầu ra cho sản xuất.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu, xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng cũng như có các chế tài bảo đảm quy hoạch ngành thép được triển khai đúng, tránh tình trạng cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.

Source: Internet

Read More...

Bộ Công Thương: Tháo gỡ đầu ra cho ngành thép

Sang tháng 7/2012 sản lượng sản xuất thép của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) giảm 13% so với tháng trước, giá bán và chiết khấu giảm thêm từ 300 đến 900 đồng/kg, thậm chí đến 1.200 đồng/kg nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Lượng thép tồn kho của toàn ngành lên tới 120,8%.

Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và  ba đơn vị: Tổng công ty Thép, Tập đoàn Hóa chất và Tổng công ty Giấy nhằm tiếp tục giải quyết khó khăn cho sản xuất- kinh doanh, ông Lê Phú Hưng- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel)- cho biết: 6 tháng đầu năm, sản lượng và tiêu thụ thép các loại của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) đều sụt giảm do thị trường bất động sản “đóng băng”, các dự án lớn bị cắt giảm.

Nếu so với 6 tháng 2011, sản xuất thép thành phẩm trong 6 tháng 2012 đạt hơn 1,3 triệu tấn, giảm 6%; tiêu thụ thép đạt 1,289 triệu tấn 2% so với cùng kỳ. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, toàn bộ các đơn vị của VnSteel hoàn thành đạt dưới mức 48% kế hoạch sản xuất, tiêu thụ; lợi nhuận của hầu hết các đơn vị đều giảm sút, toàn tổng công ty có 13/41 đơn vị lỗ vốn.

Tính đến thời điểm tháng 7, toàn tổng công ty đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, chỉ chạy 40-45%, thậm chí 30% công suất. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.

Trong lĩnh vực đầu tư, một loạt các dự án thép trọng điểm của VnSteel như dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm, dự án thép Lào Cai, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải tạm hoãn, ngừng triển khai do chủ đầu tư gặp khó khăn, không thu xếp được vốn.

Để tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng lượng tiêu thụ, tăng công suất máy móc và giảm tồn kho.

Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích XK sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cán nguội...) sang các nước ASEAN; xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng. Có các biện pháp triệt để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra việc cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa...

Kích cầu cho ngành thép là giải pháp chính

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo các cục, vụ, viện chức năng trong Bộ Công Thương đưa ra phương án giải quyết cụ thể đối với từng kiến nghị của DN cũng như Tổng công ty Thép nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Các DN cũng đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để cùng tháo gỡ khó khăn”.

Bà Phan Thị Diệu Hà- Vụ phó Vụ Xuát nhập khẩu- cho biết, vụ sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để tăng cường kiểm tra kiểm soát CO thép nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước và giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam.

Bộ Công Thương: Tháo gỡ đầu ra cho ngành thép

Để đẩy mạnh tiêu thụ thép, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa,thép xây dựng nằm trong mặt hành thiết yếu, hệ thống phân phối của Tổng công ty Thép lại rất mạnh, vì thế tổng công ty cần tiếp tục đi sâu vào các chương trình hạ tầng của nông thôn như làm đường bê tông cốt thép hay liên kết với các Cở Công Thương để kết nối đưa hàng về tiêu thụ. Bộ Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cho DN và địa phương.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ xem xét đề xuất quy định sản phẩm thép có nhãn mác cho người sử dụng phân biệt, hiện nay nhiều DN sản xuất thép đưa ra thị trường không có nhãn mác. Các DN cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nếu sản phẩm đầu ra của DN này là đầu vào của DN kia thì bắt buộc các DN trong ngành phải ưu tiên sử dụng.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong ngành, nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm của các DN trong ngành, góp phần giảm tồn kho, đồng thời phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

 Nguồn tin: CôngThương

Read More...

Mỹ áp thuế sơ bộ “tình huống khẩn cấp đặc biệt” với móc áo thép Việt Nam

Mỹ cho rằng, các nhà nhập khẩu biết hàng hóa được bán với giá thấp hơn thông thường, có khả năng gây thiệt hại đáng kể, nhập khẩu tăng đột biến.

Theo tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, ngày 20/8/2012, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành quyết định áp thuế sơ bộ đối với “tình huống khẩn cấp đặc biệt” (critical circumstances) trong vụ việc điều tra chống bán phá sản phẩm móc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc. 

Trước đó, ngày 2/8/2012, DOC đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm móc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng ngày, bên nguyên đơn trong vụ việc đã nộp đơn cáo buộc tồn tại “tình huống khẩn cấp đặc biệt” đối với việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra.

Theo quy định pháp luật của Mỹ, DOC phải ban hành kết luận về tình huống này trong khoảng 30 ngày kể từ ngày nguyên đơn nộp cáo buộc do cáo buộc này đã được nộp trước ngày ban hành quyết định sơ bộ nên).

Sau khi xem xét các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc, DOC sơ bộ kết luận  rằng đã có đầy đủ chứng cứ pháp lý xác định việc tồn tại “tình huống khẩn cấp đặc biệt” do DOC cho rằng các chứng cứ cho thấy: nhà nhập khẩu đã biết về việc hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá thông thường, có khả năng có thiệt hại đáng kể do việc bán hàng nêu trên, tồn tại việc nhập khẩu với số lượng lớn trong một giai đoạn tương đối ngắn.

DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) tạm dừng thanh khoản những lô hàng sản phẩm bị điều tra mà chưa được thanh khoản nhập khẩu từ Việt Nam sau ngày 4/5/2012 (90 ngày trước ngày công bố quyết định sơ bộ).

Mặt khác, DOC cũng thông báo Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) về quyết định áp thuế sơ bộ khi tồn tại “tình huống khẩn cấp đặc biệt”.


Theo quy định của Mỹ, căn cứ để xác định liệu tồn tại hay không “tình huống khẩn cấp đặc biệt” gồm 3 yếu tố:

Thứ nhất, tồn tại lịch sử việc bán phá giá và thiệt hại đáng kể do việc nhập khẩu sản phẩm bán phá giá hoặc sản phẩm bị điều tra;

Thứ hai, những nhà nhập khẩu sản phẩm bị điều tra đã biết hoặc đã có cơ sở để biết rằng nhà xuất khẩu bán sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường và có nguy cơ về thiệt hại đáng kể do việc bán hàng nêu trên gây ra;

Thứ ba, tồn tại việc nhập khẩu với số lượng rất lớn sản phẩm bị điều tra trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là khoảng thời gian ít nhất 3 tháng tính từ ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm này).

Để xác định liệu hàng nhập khẩu có được nhập với số lượng rất lớn hay không, DOC kiểm tra khối lượng và giá trị nhập khẩu (trong khoảng thời gian tương đối ngắn phải tăng ít nhất thêm 15% so với lượng nhập khẩu so cùng kỳ trước đó), xu hướng nhập khẩu theo mùa, và thị phần tiêu thụ nội địa của hàng nhập khẩu.
Xem thêm tình hình thep hop, thep vuong, ong thep và sat thep trong nước 

Source: Internet

Read More...

Thông tin thị trường sắt thép thế giới

Thông tin thị trường thép Thế Giới ngày 28/8 (28/08/2012)

Nga thông báo thuế nhập khẩu ống thép, bao gồm cả ống thép có vỏ bọc, tuýp thép và ống khoan sẽ giảm từ 15% xuống 5% từ ngày 23/8 năm 2012.
Nước này sẽ xem xét các loại ống có đường kính lớn thuộc các sản phẩm có mã số HS 7304.19.900 1, 7304.19.900.2, 7305.11.000.1, 7305.11.000.2, 7305.11.000.3 và các loại tương tự.
Trong khi đó, thuế nhập khẩu ống có đường kính lớn được dự đoán giảm từ 15% xuống 7,5% vào năm 2015.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu ống thép thuộc ngành dầu khí có thể giảm từ 15% xuống 10% và ống khoan bằng thép không gỉ sẽ giảm từ 15% xuống 7,5%.

Giá quặng sắt Brazil xuất sang Trung quốc giảm xuống 106 USD/tấn hiện nay, mức thấp nhất từ 3 năm nay.
Được biết, giá quặng sắt Brazil hàm lượng 62% Fe đã giảm 28% kể từ tháng Tư.

Theo nguồn tin trên, giá các sản phẩm thép của Trung quốc cũng đã giảm theo. Hiện nay, giá thép tấm cán nóng vào khoảng 560 USD/tấn, giảm 19% so với giá tháng Tư.
Trong khi đó, nhập khẩu quặng sắt của Trung quốc từ Brazil giảm khoảng 4 triệu tấn do lợi nhuận kinh doanh giảm khoảng 96% trong nửa đầu năm nay.

Giá quặng quặng 62% Fe mất mốc 100 USD/tấn (28/08/2012)

Các nhà sản xuất thép Trung Quốc có thể sẽ giảm thu mua quặng vì giá trên thị trường khả năng tiếp tục xuống nữa sau khi mất mốc 100 USD/tấn trong tuần qua và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2009 đến nay.

Vào hôm thứ Năm tuần rồi, quặng 62% Fe theo chuẩn IO62-CNI=SI=US chỉ còn 99,60 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 9/12/2009.

Như vậy giá quặng kể từ đầu tháng 7 đến nay đã mất hơn 26% nhưng các nhà máy dường như cũng chẳng quan tâm mua vào. Thương nhân lo ngại rằng chiều hướng giảm này vẫn chưa kết thúc.

Source: Internet

Read More...

Thị trường thép Trung Quốc 28/8/2012

Theo báo cáo, các nhà sản xuất thép Trung quốc có thể giảm giá mua quặng sắt trên thị trường ế ẩm hiện nay khi giá quặng giảm xuống dưới 100 USD/tấn kể từ năm 2009.

Thứ Năm tuần trước, quặng sắt hàm lượng 62% có giá tham chiếu IO62-CNI=SI= 90,60 USD/tấn, giá thấp nhất kể từ 9/12/2009.

Hiện tại, giá quặng thép đã mất 26% kể từ đầu tháng Bảy, nhưng đa số các nhà máy vẫn chưa hoạt động, các thương gia lo ngại xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục lan rộng.

Ong thep

Theo báo cáo, các nhà sản xuất thép Trung quốc đã trì hoãn ký hợp đồng hoặc vận chuyển quặng sắt giao tháng này do giá giảm mạnh.

Một nhà buôn quặng sắt ở Singapore nói, cho đến nay còn từ 3 đến 4 triệu tấn giao tháng này theo hợp đồng bị hủy bỏ hoặc trì hoãn vận chuyển.

Phần lớn hợp đồng được ký kết trên cơ sở giao ngay, tăng thêm áp lực làm giá quặng sắt giảm 23% trong năm nay.

Các nhà sản xuất thép có hợp đồng mua dài hạn có thể muốn hủy bỏ thỏa thuận khi giá quặng giao ngay hoặc giá ngoài hợp đồng giảm xuống thấp hơn giá ấn định trong hợp đồng.
Theo một thương gia Hồng công, thực tế này giải thích tại sao các nhà khai khoáng xuất khẩu nhiều chuyến hàng giao ngay.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giảm 2,7% trong ngày thứ Ba tuần trước, mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Một quan chức công nghiệp, người làm việc trong một nhà máy luyện thép quy mô vừa ở Trung quốc, nói họ giảm nhập khẩu từ các mỏ trong năm nay và chủ yếu mua quặng sắt nội địa trong nửa đầu năm nay kể từ khi giá giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê của Hải quan, Đài loan nhập khẩu 14.099 tấn ống thép không mối hàn trong tháng 7/2012, tăng 121% so với tháng trước.

Trong tháng 7/2012, Trung quốc là nước xuất khẩu nhiều ống thép hàn nhất sang Đài loan với 8.958 tấn; Pháp là nước thứ hai với 2.298 tấn và Nhật bản là nước thứ ba với 2.101 tấn.

Trong khi đó, Đài loan xuất khẩu 1.738 tấn ống thép carbon không mối hàn, tăng 32% so với tháng trước.
Các thương gia nói, nhập khẩu ống thép carbon không mối hàn tăng mạnh là do nhu cầu cao của thị trường.

Xem thêm giá sat thep, thep hop, thep vuong và các loại ong thep trong nước

Source: Internet

Read More...

Campuchia tiêu thụ mạnh sắt thép, xăng dầu VN

Xăng dầu, sat thep các loại là 2 nhóm sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia trong 7 tháng đầu năm cao nhất.

Từ Việt Nam, xăng dầu, sắt thép các loại xuất khẩu sang Campuchia cao nhất; Hong Kong nhập khẩu lớn sản phẩm điện tử như: máy ảnh, máy quay phim, điện thoại, máy vi tính... và máy móc thiết bị phụ tùng.

7 tháng đầu năm Việt Nam tiếp tục duy trì cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu 88 triệu USD. Vậy Việt Nam nhập siêu/suất siêu lớn nhất từ các nước nào?

Tính đến hết tháng 6, Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ các nước Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Sat thep BAo Luan

Tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ 5 quốc gia này là hơn 37 tỷ USD trong năm 2011 và hơn 18,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2012.

Trong khi đó, Việt Nam xuất siêu lớn nhất sang Mỹ, EU, Capuchia, Hong Kong, Nam Phi trong năm 2011, và Mỹ, EU, Capuchia, Hong Kong, Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm.

Sat thep BAo Luan

Tổng giá trị xuất siêu vào 5 quốc gia/nhóm nước Mỹ, EU, Capuchia, Hong Kong, Nhật Bản năm 2011 là gần 24,8 tỷ USD, và 15,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu 2012.

Điều ngạc nhiên là Việt Nam đã suất siêu sang Campuchia gần 2 tỷ USD trong năm 2011 và 1,1 tỷ USD trong nữa đầu năm 2012 và 1,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu 2012.

Sat thep BAo Luan

Xăng dầu, sắt thép các loại là 2 nhóm sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia trong 7 tháng đầu năm 2012 cao nhất.

Hong Kong cũng là lãnh thổ nhập siêu của Việt Nam đứng hàng thứ 4 với mức thặng dư thương mại trong 7 tháng đầu năm 2012 là hơn 1,3 tỷ USD.

Sat thep BAo Luan

Tuy nhiên, HongKong nhập khẩu lớn từ Việt Nam là các sản phẩm điện tử như: máy ảnh, máy quay phim, điện thoại, máy vi tính... và máy móc thiết bị phụ tùng. 

Xuất khẩu sang Hong Kong, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn bởi hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Hong Kong không bị tính thuế nhập khẩu, trừ một số mặt hàng như thuốc lá, đồ uống, và một số biệt dược có quy định.

Xem thêm thep hop, thep vuong và ong thep của công ty chúng tôi tại đây!!!
Source: VNExpress.net

Read More...

TQ đối phó với những núi hàng tồn

Sau ba thập kỷ tăng trưởng nóng, Trung Quốc đang gặp phải vấn đề chưa từng xảy ra: hàng tồn kho chất đống nằm ngổn ngang trên nền các cửa hàng, chật các đại lý ôtô, và lấp đầy kho nhà máy

Hàng loạt loại sản phẩm, từ sắt thép, đồ gia dụng, ôtô cho đến các căn hộ đang ngăn trở nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc. Hàng hóa tồn kho cũng gây ra các cuộc chiến giá cả và khiến nhiều nhà sản xuất phải cố gắng gấp đôi để xuất khẩu các sản phẩm không tiêu thụ được tại thị trường nội địa.


Theo một khảo sát độc lập công bố hôm 23/8, số lượng hàng thành phẩm trong kho tháng 8 tăng nhanh hơn tất cả các tháng trước đó, kể từ khi khảo sát này được tiến hành tháng 4/2004. Tháng ghi nhận việc lượng hàng trong kho tăng cao kỷ lục trước đó, theo khảo sát của HSBC/Markit, là tháng 6. Cả tháng 5 và 7, số lượng hàng hóa trong kho cũng tăng.

“Khắp nơi trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất mà chúng tôi khảo sát, mọi người đều hy vọng doanh số bán hàng tăng trong mùa hè vừa rồi, nhưng điều đó đã không xảy ra”, Anne Stevenson-Yang, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của J Capital Research, một công ty chuyên phân tích kinh tế có trụ sở tại Hong Kong cho biết. Với lượng hàng tồn kho khổng lồ và các nhà máy đang cắt giảm sản xuất, “mọi thứ dường như đang tiến dần đến điểm ngừng trệ”, bà Stevenson-Yang nói.

Vấn đề của Trung Quốc gây ra những cơn ác mộng cho các nhà kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, Mỹ và nhiều nước trên thế giới sẽ lại sa vào khủng hoảng bởi sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc. Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ sụp đổ và bế tắc chính trị sẽ làm tê liệt cả nước Mỹ.

Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và cũng đóng vai trò là động lực mạnh mẽ nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ khi khủng hoảng kinh tế quốc tế bắt đầu năm 2008. Trung Quốc suy yếu về kinh tế có nghĩa là nước này sẽ nhập khẩu ít hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã làm nhu cầu sụt giảm, dẫn đến khả năng tăng hàng tồn, giá cả đi xuống và sản xuất trì trệ trên toàn thế giới.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, trụ cột của nền kinh tế nước này trong suốt ba thập kỷ qua, đã trở nên ì ạch. Nhập khẩu không tăng, đặc biệt đối với các nguyên liệu thô như quặng sắt dùng để luyện thép, bởi các nhà sản xuất đã mất lòng tin rằng họ sẽ vẫn có thể bán được hàng nếu họ giữ cho sản xuất vận hành đều đặn. Giá bất động sản vẫn giảm mạnh, dù đã có những dự đoán rằng giá đã chạm đáy trong tháng 7. Tiền cũng được chuyển ra nước ngoài qua nhiều đường khác nhau cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Các cuộc phỏng vấn với nhiều chủ doanh nghiệp và giám đốc công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau cho thấy hàng tồn, ế ngày càng tăng.

Chủ các doanh nghiệp chế tạo hay phân phối một loạt các sản phẩm từ máy hút ẩm, ống nhựa thông hơi, tấm năng lượng mặt trời, ga trải giường, cho đến thép dầm để đỡ trần đều nói rằng doanh số bán ra đã giảm trong năm ngoái và hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

“Doanh số bán ra giảm 50 phần trăm so với năm trước, và hàng trong kho thì cứ chất đống”, To Liangjian, chủ một công ty bán buôn khung tranh và cốc cho biết sau khi dừng chơi bài poker trên máy tính trong cửa hàng vắng lặng của anh ở vùng đông nam Trung Quốc.

Wu Weiqing, giám đốc doanh nghiệp bán buôn các loại vòi và bồn rửa nói rằng doanh số bán hàng của công ty anh giảm 30 phần trăm trong năm ngoái, và lượng hàng tồn kho ngày một nhiều. Tuy nhiên nhà máy cung cấp các mặt hàng cho anh vẫn đang đẩy mạnh sản xuất các đồ bếp bóng loáng. “Nhà cung cấp của tôi tồn cả đống hàng khổng lồ, nhưng họ không thể cắt giảm sản xuất, bởi họ không muốn bị lỡ cơ hội bán hàng khi nhu cầu mua tăng trở lại,” Wu nói.

Một lý do là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định chú trọng chất lượng cuộc sống hơn là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đối với hai ngành công nghiệp lớn nhất nước này là nhà ở và ôtô. Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế người dân mua nhà thứ hai để chống đầu cơ, khiến giá nhà và số lượng các công trình xây dựng giảm mạnh, dẫn đến việc công nhân xây dựng thất nghiệp tràn lan.

Chính quyền tỉnh Quảng Châu, một trong những tỉnh lớn nhất Trung Quốc, mùa hè này đã cắt giảm số lượng ôtô được phép đăng ký với mục tiêu giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí. Quan chức các tỉnh ở khắp Trung Quốc đã kéo về Quảng Châu để học hỏi kinh nghiệm. Tây An, một đô thị lớn ở vùng tây bắc Trung Quốc vừa thông báo trong tháng này họ sẽ hạn chế lượng đăng ký ôtô, mặc dù vẫn chưa có quyết định cụ thể.

Ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao gấp 10 lần trong vòng một thập kỷ qua và trở thành ngành sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn tăng trưởng, ngành này trở thành một đối thủ đáng gờm của thành phố Detroit (nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất ô tô của Mỹ). Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp ôtô Trung Quốc giống như Detroit trong tháng ngày đen tối những năm 80.

Lượng xe ế tăng nhanh tại các đại lý trên khắp cả nước, và các dấu hiệu cho thấy vấn đề vẫn đang xấu đi, chứ không hề được cải thiện. Có nhiều nhà máy ôtô mới mở ở Trung Quốc trong vòng hai năm qua đến nỗi ngành công nghiệp này hiện nay mới vận hành ở mức 65 phần trăm công suất, thấp hơn rất nhiều so với mức 80 phần trăm - mức cần thiết để có thể mang lại lợi nhuận.

Tuy nhiên, có rất nhiều nhà máy mới vẫn đang được xây dựng. Theo Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, chỉ nguyên công suất tăng trong ba năm tới của ngành công nghiệp chế tạo ôtô của nước này sẽ tương đương với công suất của tất cả các nhà máy ôtô tại Nhật cộng lại, và gần bằng với tổng công suất của các nhà máy ôtô tại Mỹ.

“Tôi lo là chúng ta đang đi vào đúng vết xe đổ của Mỹ và sẽ mất khá lâu để sửa chữa những sai lầm đó”, Geoff Broderick, tổng giám đốc khu vực châu Á của công ty tư vấn toàn cầu J.D. Power & Associates, bày tỏ.

Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc cho biết, trong nửa đầu năm nay số lượng xe họ bán buôn cho các đại lý đã tăng 600.000, tương đương 9 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các đại lý tăng 900.000 đơn vị, đạt 2,2 triệu xe tính từ cuối tháng 12 năm ngoái đến cuối tháng 6 năm nay. Mặc dù việc hàng tồn tăng có một phần là do chưa vào đúng mùa xe bán chạy, các nhà phân tích trong ngành cho rằng số liệu này cho thấy doanh số bán ra cao nhất chỉ tương đương năm trước, thậm chí có khi còn giảm. Đây là một bước thụt lùi của ngành công nghiệp vốn đã “quen” với việc tăng trưởng hai con số hàng năm.

“Lượng hàng trong kho của chúng tôi hiện nay rất, rất cao”, ông Huang Li, chủ tịch Tập đoàn Zhongsheng, đơn vị có chuỗi đại lý lớn thứ năm tại Trung Quốc nói. “Nếu tôi không có khuyến mại đặc biệt trong nửa đầu năm vừa rồi, thì lượng hàng tồn của tôi bây giờ thậm chí còn cao hơn nữa.”, ông Li cho biết.

Phần lớn nhà sản xuất đều từ chối giảm sản lượng. Điều này gây áp lực lớn cho các đại lý, những đơn vị đã ký thỏa thuận phân phối ôtô theo hình thức nhượng quyền. Các đại lý này đang phải vất vả tìm chỗ đỗ cho xe chưa bán được hoặc cách thức phù hợp để có đủ vốn bù cho số lượng hàng tồn ngày một tăng. Tình trạng này khiến cho Hiệp hội các đại lý ôtô Trung Quốc, một tổ chức nhà nước, có hành động chưa từng có trong tiền lệ là khiếu nại với các nhà sản xuất ôtô hồi đầu tháng này.

“Hàng tồn kho vẫn có lúc nhiều lúc ít”, ông Wu, chủ doanh nghiệp bán vòi nước và chậu rửa nói. “Hiện giờ chúng cứ nằm đấy đã, và sẽ còn có nhiều hàng tồn hơn nữa", ông này đoán.

Cao Thu (theo NYT)

Read More...

Điểm tin thị trường sắt thép 27/8/2012

Thị trường thép hình bắc Âu ấm lên

Giá thép hình cỡ vừa S235JR, tiêu chuẩn hàng hóa ở khu vực bắc Âu đã tăng 10 EUR/tấn (12 USD/tấn) trong tuần này mà do được lèo lái bởi giá phế diễn biến theo chiều hướng lên.

Một thương nhân ở Scandinavia cũng khẳng định chính nhờ sự bật mạnh của giá phế đã khuấy động thị trường thép hình trong khu vực và kéo giá cả nhích lên.

Theo đó, thép hình S235JR có giá bán dao động từ 610-630 EUR/tấn (hàng sản xuất tháng 9).

Các nhà sản xuất châu Âu khả năng nâng giá quý Tư

Sức mua thép ở khu vực bắc Âu đã bắt đầu chậm trở lại trong tuần này, giá chào mua cũng điều chỉnh giảm nhẹ. Tuy nhiên các nhà máy trong khu vực tại thời điểm này thì khá yên ắng, khả năng họ sẽ không đáp ứng nguyện vọng hạ giá bán mà ngược lại nâng giá xuất xưởng quý Tư.

Một nhà tích trữ ở tây bắc Âu nói hiện ông đang chào mua thép cuộn cán nóng HRC từ các nhà máy châu Âu với giá 500 EUR/tấn (giá xuất xưởng cơ bản), thấp hơn khoảng từ 5-10 EUR/tấn so với giá trên thị trường giao ngay.

Một thương nhân ở Bỉ cũng xác nhận ông cũng đang chào mua HRC với giá tương tự, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng khả năng các nhà sản xuất không đồng ý bởi hiện nay nguồn cung hàng nhập khẩu về cảng Antwerp không nhiều mà giá cũng không cạnh tranh, trong khi thời gian giao hàng kéo dài. Theo một số nguồn tin, hàng nhập khẩu tại cảng Antwerp dao động từ 505-515 EUR/tấn FOT.

Giá quặng sẽ giảm 10% trong 3 tháng cuối năm

Giá quặng giao tháng 10 đến tháng 12 đến các nhà máy thép sản xuất bằng lò đốt có vẻ như sẽ giảm 10% so với giá giao từ tháng 7 đến tháng 9.

Giá quặng bình quân từ tháng 6 đến tháng 8 ước tính ở mức 120 USD/tấn fob.

Sở dĩ giá quặng những tháng cuối năm được dự báo giảm là do thị trường quặng không có tín hiệu cải thiện, các nhà máy sản xuất Trung Quốc né mua vào vì thép sản xuất ra không bán được mà giá xuống từng ngày khiến họ bị lỗ.

Xem thêm thông tin về thep hop, thep vuong, ong thep của công ty sat thep Bảo Luân

Source: Internet

Read More...

Tăng trưởng sản xuất và giá thép Trung Quốc tiếp tục giảm sút

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung quốc, tăng trưởng sản xuất thép của nước này chậm lại và giá sản phẩm thép tiếp tục giảm trong tháng Bảy.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung quốc, tăng trưởng sản xuất thép của nước này chậm lại và giá sản phẩm thép tiếp tục giảm trong tháng Bảy.

Trong tháng Bảy, sản xuất thép thô của nước này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá tổng hợp các sản phẩm thép trong nước của Trung quốc là 112,03 điểm, giảm 3,84 điểm so với tháng trước và giảm 22,07 điểm so với tháng Bảy năm 2011.


Trong 7 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của Trung quốc là 419,46 triệu tấn và tỷ lệ tăng trưởng là 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Source: Internet

Read More...

Thép hộp Bảo Luân

Giới thiệu một vài sản phẩm thuộc dòng thep hop của công ty sat thep Bao Luân.

Chi tiết mẫu 1


Chi tiết mẫu 2


Nếu bạn có nhu cầu về thep vuong hoặc ong thep các loại thì hãy liên hệ với chúng tôi 

Sat thep Bao Luân
CÔNG TY TNHH SX TM DV BẢO LUÂN
Địa chỉ: Lô Số 11A Đường Nước Lên, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo  A, Q.Bình Tân, Tp.HCM
Điện thoại: (84.8) 5425 7537 - Fax: (84.8) 5425 8027
DĐ: 0903.956.008 - 0908.099.983
Email: baoluansteel@yahoo.com.vn

Read More...

Thép vuông Bảo Luân

Sản phẩm thep vuong của công ty sat thep Bảo Luân

Thep vuong Bao Luan

Mẫu kế

Thep vuong Bao Luan

Xem thêm thep hop và ong thep của công ty chúng tôi nếu bạn có nhu cầu.

Read More...

Ống thép Bảo Luân

Giới thiệu vài sản phẩm chính của sat thep Bảo Luân


Ong thep

Mẫu 2
Ong thep

Mẫu 2

Ong thep

Ong thep tròn trắng có đường kính từ 12.7 mm đến 127.0mm, chiều dày từ 0.7 mm đến 6.0 mm. Xem mẫu thep vuong, thep hop của chúng tôi :|

Read More...

Thị trường thép trung quốc ngày 24/8/2012

Taigang Stainless, nhà sản xuất sat thep không gỉ lớn nhất Trung quốc thông báo giảm giá thép không gỉ chủng loại grade 300 khoảng 80-100 USD/tấn bình quân cho hàng giao tháng Sáu do giá nickel giảm và thị trường châu Á ế ẩm.

Trong khi đó, công ty cũng chào chiết khấu 100 USD cho những lô hàng trên 1.000 tấn. Giá nickel giao 3 tháng tại LME giảm xuống 17.810 USD/tấn vào ngày 17/4, giảm so với 19.275 USD/tấn ngày 16/3/2012.



Giá ong thep cuon cán nguội và thép tấm hiện nay không thay đổi trên thị trường Thượng hải, Trung quốc.

Tại đây, giá thép tấm cán nguội dày 1 mm xuất xứ Ansteel là 5.240 CNY/tấn, dày trên 1mm là 5.100 CNY/tấn vào ngày 18/4.

Nguồn tin công nghiệp cho biết, mặc dù nhu cầu của những người tiêu thụ sản phẩm giảm nhiều, người mua vẫn tỏ ra thận trọng khi mua.

Trong khi đó, dự trữ thép giảm  khi trên thị trường nguồn cung giảm. Tính tới nhân tố này, những người tham gia thị trường dự đoán, giá thép cán nguội có thể ổn định trong ngắn hạn.
Theo số liệu thống kê, Trung quốc xuất khẩu 5,03 triệu tấn sản phẩm thép trong tháng Ba, tăng 1,64 triệu tấn so với tháng trước trong khi nước này nhập khẩu 1,27 triệu tấn thép, tăng 30.000 tấn so với tháng trước.

Trong quý 1 năm nay, nước này xuất khẩu tổng cộng 12,15 triệu tấn sản phẩm thép, tăng 15,8% trong khi nhập khẩu 3,41 triệu tấn sản phẩm thép, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1, nhập khẩu quặng sắt của Trung quốc là 187,62 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng Ba, nhập khẩu quặng sắt đạt 62,87 triệu tấn, giảm 2,11 triệu tấn so với tháng trước.
Xem thêm thep vuong, thep hop  để biết thêm chi tiết.

Read More...

Thép nội Giờ G cho cuộc lột xác

Chỉ cần 5% sat thep của Trung Quốc, tương đương gần 40 triệu tấn là đủ để đè bẹp nhiều nhà máy thép trong khu vực. Tình thế này buộc ngành thép Việt Nam phải loại bỏ những nhà máy quy mô nhỏ lẻ.


Đóng cửa Thép Tây Đô! Những nhà máy thép có công suất dưới 100.000 tấn/năm đang trong tình trạng “chết lâm sàng”.

Cuối tháng 7/2012, Nhà máy thép Pomina 3 do Công ty cổ phần Thép Pomina (POM) đầu tư đã đi vào hoạt động sau gần 3 năm xây dựng. Đây được xem là nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, với công suất thiết kế lên đến 1 triệu tấn phôi thép/năm và mục tiêu 1 triệu tấn thép cán/năm.


Trong ngày khánh thành nhà máy, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT POM kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH TM-SX Thép Việt (sáng lập POM) cho hay, nhà máy của Công ty Liên doanh Thép Tây Đô tại Cần Thơ do Công ty Thép Việt liên doanh với một đối tác nước ngoài đã được lên kế hoạch để đóng cửa!



Được biết, Nhà máy Thép Tây Đô có công suất 120.000 tấn/năm, là nhà sản xuất thép lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long được cấp phép từ năm 1995. Ông Thái cho biết: “Khi làm nhà máy Pomina 3 có công suất 1 triệu tấn cán này, tôi cũng bị lấn cấn là thép có thể các nhà máy nhỏ Việt Nam không có năng lực cạnh tranh sẽ bị đóng cửa. Và thực tế, chúng tôi buộc phải đóng cửa nhà máy thép Tây Đô”.

Ngoài ra, dù thông tin chưa được công bố nhưng chủ một nhà máy thép đã cho biết, hiện đang có khoảng 5 - 6 nhà máy thép ở miền Bắc đang trong tình trạng “chết lâm sàng”. Hầu hết đó là những nhà máy có công suất dưới 100.000 tấn/năm.

Tại diễn đàn Đối thoại doanh nghiệp 27/7, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sức tiêu thụ giảm chỉ còn 300.000 tấn/tháng so với mức 400.000-450.000 tấn/tháng trước đó. Thép tồn kho vào cuối tháng 6/2012 tăng 15% so với một vài tháng trước.

Riêng trong tháng 7, dự kiến thép tồn lên đến 37.000 tấn và trong quý II này, có khả năng 3/4 doanh nghiệp thép sẽ bị lỗ, hàng tồn kho lớn nên đa phần các nhà máy thép chỉ hoạt động từ 50-60% công suất. VSA thậm chí còn dự báo, trong năm 2012, khoảng 20% công ty thép có thể phá sản vì không bán được hàng.

Không riêng gì các DN nhỏ, nhìn lại kết quả hoạt động của 20 DN thép niêm yết từ năm 2011 đến nay có thể thấy, dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng, thậm chí, sụt giảm khá mạnh, như: Công ty cổ phần Thép Việt - Ý (VIS), Tập đoàn Sơn Hà (SHI), VGS...

Trong đó,VIS, dù doanh thu đạt 3.950 tỷ đồng (tăng 27% so với 2010) nhưng lợi nhuận lại giảm 76%, đạt 35 tỷ đồng.

Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ chi phí lãi vay mà do công ty này trích lập dự phòng 111 tỷ đồng do khoản vay dài hạn, hay đúng hơn là xuất phát từ khoản lỗ 275 tỷ đồng của Công ty cổ phần Luyện thép Sông Đà (SDS) mà VIS đang nắm giữ 43% sở hữu.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), trong năm nay, tỷ suất sinh lời của VIS chưa thể khả quan hơn, doVISphải hoàn tất việc sáp nhập SDS. Song, do SDS sản xuất phôi thép nên việc sáp nhập sẽ giúpVISchủ động hơn trong nguồn nguyên liệu phôi cho hoạt động cán thép về mặt dài hạn.

Thép ngoại "vẫn cứng" * Các nhà máy thép có vốn đầu tư nước ngoài, với ưu thế về quy mô và vốn, vẫn gia tăng sản xuất để đón đầu nhu cầu thị trường xây dựng Việt Nam.

Trong khi các nhà máy thép của ViệtNamđang lo bài toán sống còn thì các nhà đầu tư nước ngoài kể cả cũ và mới lại khá tự tin với thị trường ViệtNam.

Cụ thể, Công ty Thép Posco SS Vina (Hàn Quốc) hồi tháng 6 đã khởi công xây dựng nhà máy thép công suất 1 triệu tấn phôi/năm tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Mỹ 1, H.Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD. Nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014.

Cùng thời gian đó, cũng tại KCN Phú Mỹ I, Công ty Thép Vina Kyoei ((liên doanh giữa các đối tác gồm Tập đoàn thép Kyoei, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Mitsui và Tập đoàn Itochu) đã công bố mở rộng đầu tư 220 triệu USD để khởi công xây dựng thêm nhà máy sản xuất thép với công suất 500.000 tấn thép thành phẩm/năm, nâng tổng công suất của công ty này lên gần 1 triệu tấn phôi/năm. Nhà máy cũng sẽ được đưa vào sản xuất vào cuối năm 2013.

Ngoài ra, theo thông tin chưa chính thức, JFE Holdings, công ty thép lớn thứ hai của Nhật đang thực hiện công đoạn nghiên cứu tiền khả thi cho dự án xây dựng một lò luyện thép tại ViệtNam. Trong khi đó, Formosa Plastic Group cũng đang tiến hành xây dựng nhà máy với công suất mục tiêu 13 triệu tấn thép phôi và cán/năm và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Với những động thái đó, một câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường thép tại ViệtNamđang gặp khó khăn nhưng hàng loạt dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại ồ ạt đầu tư hoặc mở rộng đầu tư tại ViệtNam? Trước hết, có thể dễ nhận thấy rằng, những nhà máy trên đều đi vào hoạt động trong giai đoạn 2014-2015.

Hai chuyên gia phân tích của Ngân hàng Credit Suisse là Shinya Yamada và Kazumasa Okumoto trong chuyến tham quan ba nhà máy thép Maruichi Steel Tube, Kyoei Steel và Hanwa tại Việt Nam hồi giữa tháng 7, nhận xét: “Ngày càng có nhiều công ty đầu tư sản xuất thép tại Việt Nam. Hầu hết họ đều có tầm nhìn dài hạn và cũng để thiết lập cứ điểm sản xuất cho các quốc gia nội vùng ASEAN sau 2015 khi thuế nhập khẩu thép bằng 0%”.

Hai chuyên gia này phân tích thêm: “Ngành công nghiệp thép ViệtNamvẫn còn khá non trẻ. Đến hơn 80% thép được sử dụng trong xây dựng. Trong khi đó, thị trường bất động sản hiện đang tập trung phát triển nhà ở phân khúc căn hộ chung cư, văn phòng và công trình dân dụng.

Hơn nữa, trong tương lai, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ (theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đến năm 2025 dự kiến đạt 50%), nên đó sẽ là các mảng đắc địa của nhà đầu tư. Thép dùng cho loại hình công trình này đòi hỏi chất lượng cao và đây là cơ hội mà các công ty thép Nhật Bản nhắm đến.

Dựa trên lợi thế chất lượng, dường như các nhà đầu tư Nhật không hề tỏ ra lo ngại gì đến vấn đề thép Trung Quốc (hiện chiếm 1/3 sản lượng toàn thế giới, tương đương 640 triệu tấn/1,3 tỷ tấn) đang tấn công ồ ạt khắp nơi.

Ngay cả với DN Việt, ông Đỗ Duy Thái, trong một lần chia sẻ với phóng viên cũng cho hay, tại Campuchia, nơi thép Trung Quốc đang “hoành hành”, thép Pomina vẫn có thể chiếm 30% thị phần nói riêng và thép Việt giữ được 70% thị phần nói chung; nguyên nhân là do chất lượng thép Việt xuất qua Campuchia được ưa chuộng hơn so với thép Trung Quốc.

Như vậy, vấn đề của DN sản xuất thép Việt Nam là phải chủ động được nguồn nguyên liệu, tránh đầu tư manh mún làm loãng thị trường và hơn hết là có sự chuẩn bị chu đáo trước “giờ G”.

Dựng "hàng rào thép" để phòng thủ * Trong bối cảnh các nhà máy thép nhỏ bị thu hẹp thị phần, các tên tuổi như Hòa Phát, POM, Hoa Sen… có làm nên chuyện trước sức ép của thép Trung Quốc?

Các nhà làm kinh doanh có lẽ không xa lạ với chiến lược này. Trong những giai đoạn quyết định của DN, phải chấp nhận hy sinh một số lợi ích trước mắt để đảm bảo được lợi ích lâu dài.

Điển hình, trong phân tích của VCBS về ngành thép Việt Nam năm 2012, thị phần của các DN chủ động được nguồn nguyên liệu, thương hiệu tốt, công nghệ sản xuất tiên tiến, hệ thống phân phối mạnh và quản trị tốt như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), POM, Hoa Sen Group (HSG)... sẽ được mở rộng do thị phần của các DN nhỏ bị thu hẹp trong bối cảnh thị trường thép vẫn còn nhiều khó khăn và kéo dài như hiện nay.

Liên quan đến vấn đề này, ông Thái cho rằng, cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc để giữ thị trường nội địa là mục đích chính, còn giữ thị trường hài hòa cho các nhà máy nhỏ chỉ là mục tiêu thứ hai.

“Đối với công nghiệp nặng, công nghệ không đủ mà còn phải có quy mô sản xuất nữa. Ngành thép Việt Nam quá dàn trải, nhiều nhà máy nhỏ tương lai phải đóng cửa. Đó là điều chắn chắn và chúng ta phải chấp nhận khi hòa nhập vào thị trường thế giới, nhất là sau năm 2015”, ông Thái nhấn mạnh.

Theo VSA, trong gần 120 DN sản xuất thép xây dựng hiện nay, chỉ có 26 DN là nằm trong quy hoạch.

Để giữ thế chủ động ngay trên “sân nhà”, lẽ dĩ nhiên, trọng trách này chủ yếu thuộc về các DN lớn, trước hết, họ phải tự cứu mình. Nhìn nhận vấn đề này, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG), cho rằng:

“Chỉ cần 5% thép của Trung Quốc, tương đương gần 40 triệu tấn đẩy đi, thì không những Việt Nam, mà các nước trong khu vực đều phải chịu sức ép trước lượng thép khổng lồ này, do vậy, cần phải có biện pháp phòng vệ từ xa”.

Theo đó, ngoài hệ thống phân phối trải dài từ Bắc chí Nam, quý I/2012, HPG cũng đã bắt tay xây dựng Nhà máy cán thép số 3 (Hải Dương), khi nhà máy này hoàn thành vào 2013, tổng công suất thép xây dựng của cả Tập đoàn sẽ là 1,2 triệu tấn/năm.

Trong khi đó, năm nay, dự báo được tình trạng khó khăn của ngành thép nên POM đặt ra kế hoạch kinh doanh không có sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận (trong khi vẫn kỳ vọng vào tăng trưởng doanh thu) đạt 400 tỷ đồng (giảm 1 điểm phần trăm so với 2011).

Tuy nhiên, việc đầu tư nhà máy sản xuất phôi thép Pomina 3 (cùng với việc mở rộng 200% thị phần ở miền Bắc năm 2011, xuất khẩu tăng...), được nhận định sẽ là tiền đề cho sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong những năm tiếp theo của POM.

Đại diện của POM cho hay, hiện tại, thép ViệtNamđang bị cạnh tranh gay gắt bởi thép nhập khẩu từ Trung Quốc vì giá cả rẻ và có lợi thế về lãi suất, thuế, trợ giá.

Khi vào thị trường ViệtNam, giá thép cuộn Trung Quốc rẻ hơn thép trong nước 1 triệu đồng/tấn.

Dự kiến thép xuất khẩu của Trung Quốc trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng, đặc biệt là thép vận chuyển bằng đường bộ sang Việt Nam rất nhanh từ hai trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc là Quảng Châu và Quảng Đông.

Được biết, chỉ riêng nhà máy Baoshan Iron & Steel đang được xây dựng để đưa vào hoạt động trước 2015 tại tỉnh Quảng Đông đã có công suất 10 triệu tấn/năm, bằng sản lượng thép của cả thị trường Việt Nam.

Để cạnh tranh, ngoài nhà máy Pomina 3, POM còn nhà máy cán 1 triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, khi đi vào hoạt động, Pomina 3 hoàn toàn có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc về cả sản lượng và chất lượng.

Xem thêm ong thep, thep vuong, thep hop để biết thêm chi tiết.
Source: Doanh nhân Sài Gòn

Read More...

Sắt thép Bảo Luân

Thành lập năm 2007 với tên gọi " Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ BẢO LUÂN, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm kim khí, chúng tôi đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Với phương châm: "Quản lý hoàn thiện, nhân viên lành nghề, giải pháp công nghệ đồng bộ và hiện đại" đã, đang và sẽ giúp chúng tôi đạt được mục tiêu Đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng...


Công ty chúng tôi chuyên hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến sat thep như thep hop, thep vuong, ong thep tròn. Nếu có nhu cầu thì hãy liên hệ với chúng tôi

Sat thep Bao Luân
CÔNG TY TNHH SX TM DV BẢO LUÂN
Địa chỉ: Lô Số 11A Đường Nước Lên, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo  A, Q.Bình Tân, Tp.HCM
Điện thoại: (84.8) 5425 7537 - Fax: (84.8) 5425 8027
DĐ: 0903.956.008 - 0908.099.983
Email: baoluansteel@yahoo.com.vn

Read More...

Thị trường thép VN đứng thứ 7 châu Á

Tiêu thụ thép tại thị trường Việt Nam đạt 13,4 triệu tấn vào năm 2010 và giảm nhẹ trong năm 2011.

Một báo cáo của Credit Suisse Research mới đây cho biết thị trường thép Việt Nam đã trở thành thị trường lớn thứ 7 châu Á, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Nhu cầu tiêu thị thép đã phát triển nhanh chóng cùng với phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Lượng tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt nam ở khoảng 150kg/ năm được xếp hạng thứ 9 ở châu Á.


Chuyên gia của Credit Suisse nhận định: mặc dù có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng thị trường thép Việt nam đang chịu áp lực dư thừa cung do việc phát triển quá nhanh các nhà máy sản xuất, chủ yếu sử dụng công nghệ cũ. Các nhà sản xuất thép nhìn cung sẽ khó đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn.

Nguồn tin: TTVN

Read More...

Doanh nghiệp chủ động nhiều giải pháp tiêu thụ hàng tồn kho

Chạy đua với khoảng thời gian không còn nhiều của năm 2012, các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giảm nhanh lượng hàng tồn kho.



Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam Nguyễn Trọng Tiếu cho biết lượng tồn kho của Tổng Công ty 7 tháng tăng 8% so cùng kỳ, đây là con số tồn kho tính bình quân, còn thực tế nếu tính riêng các đơn vị, có đơn vị có lượng tồn kho tới 20%.

Hiện Tổng Công ty chỉ đạo các đơn vị thành viên hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng cho nhau, xây dựng các chính sách giá bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường.

Mặc dù lượng hàng tồn kho không nhiều, nhưng Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam vẫn tập trung mở thêm thị trường Myanmar, Srilanka, Bangladesh, nhờ xuất khẩu sản phẩm động cơ nên nhiều đơn vị trong Tổng Công ty đã bảo đảm được các chỉ tiêu sản xuất, tốc độ tăng trưởng của Tổng Công ty 7 tháng đầu năm đạt trên 20%, giá trị sản lượng tăng trưởng 23%.

Đối với một số sản phẩm xe tải của Tổng Công ty có lượng tồn kho cao, Tổng Công ty sẽ xem xét các thị trường và tính toán giảm giá, chấp nhận lỗ một phần, ngoài ra, Tổng Công ty tổ chức lại toàn bộ hệ thống đại lý, giảm bớt đầu mối hệ thống đại lý và nâng cao chất lượng dịch vụ .

Một trong những ngành có lượng hàng tồn kho lớn hiện nay là thép xây dựng. Sang tháng 7 sản lượng sản xuất thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) giảm 13% so với tháng trước, giá bán và chiết khấu giảm thêm từ 300 - 900 đồng/kg, thậm chí đến 1.200 đồng/kg nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Lượng thép tồn kho của toàn ngành lên tới 120,8%.

Tại cuộc làm việc mới đây với Bộ Công Thương, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu cho biết Vụ sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tăng cường kiểm tra kiểm soát CO thép nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước và giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, thép xây dựng nằm trong mặt hành thiết yếu, hệ thống phân phối của VNSteel lại rất mạnh, vì thế Tổng Công ty cần tiếp tục đi sâu vào các chương trình hạ tầng nông thôn như làm đường bê tông đang được Chính phủ triển khai hay liên kết với các Sở Công Thương để kết nối đưa hàng về tiêu thụ. Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cho doanh nghiệp và địa phương.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, hiện nay, doanh nghiệp chỉ còn cách giảm giá bán hàng để kích thích sức mua của thị trường. Tuy nhiên, để doanh nghiệp giảm giá bán hàng hóa, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ về chính sách của các Bộ, ngành liên quan.

Theo đó, cùng với lãi suất thấp của ngân hàng, Bộ Tài chính cần triển khai các phương án miễn, giảm các loại thuế và phí, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về đầu vào của doanh nghiệp, các Bộ cần thận trọng trong điều hành, nhất là khi điều chỉnh giá xăng dầu, điện, than... cần cân nhắc để hạn chế tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp .

Source: Internet

Read More...

Thị trường cuộn trơn Đài Loan chưa hồi phục

Giá sat thep cuộn trơn của Đài Loan đã giảm 3.000-4.000 Đài tệ/tấn và doanh số bán hàng cũng giảm 30-40% trong vòng ba tháng qua do nhu cầu yếu kém.

Thực tế, thị trường cuộn trơn của Đài Loan những tháng đầu năm khá tốt nhờ nhu cầu ở cả trong nước lẫn nước ngoài đều cao, tuy nhiên bước sang tháng 5, thị trường bắt đầu diễn biến theo chiều ảm đạm, các nhà sản xuất nhận được các đơn đặt hàng thưa dần.


Về triển vọng thời gian tới, các nhà tham gia thị trường nói rằng tình hình ảm đạm này sẽ còn kéo dài vì nhu cầu được cho là còn chậm hơn nữa.

Source: Internet

Read More...

Giá quặng sắt xuống thấp nhất gần 3 năm

Giá quặng 62% sắt giao dịch hôm qua 22/8 ở 105,75 USD/tấn,thấp nhất kể từ 2009 do nhu cầu của các nhà sản xuất thép châu Âu giảm mạnh.


Các thương nhân cho biết hãng Vale của Brazil, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới phải chuyển một phần sản lượng thường giao cho các nhà máy cán thép tại châu Âu sang thị trường quặng sắt giao ngay tại châu Á. Trong khi đó, nhu cầu của Trung Quốc, nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới chững lại, khiến nguồn cung quặng sắt tại đây trở nên dư thừa.

Tuy nhiên, số liệu cho thấy trong tháng 7, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc là gần 56 triệu tấn, vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá quặng 62% sắt giao dịch hôm qua (22/8) ở 105,75 USD/tấn, giảm khoảng 30% trong vòng 4 tháng và là mức giá thấp nhất gần 3 năm. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận các nhà khai thác tên tuổi lớn như Vale, Rio Tinto, BHP Billiton, Anglo American.

Giá thép Trung Quốc cũng xuống thấp nhất gần 3 năm, cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép nước này vẫn tiếp tục tăng sản lượng bất chấp giá giảm sâu.

Theo số liệu của Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA), sản lượng thép Trung Quốc tăng 1,1% vào đầu tháng 8 bất chấp dự đoán giảm sản lượng của các chuyên gia. Sản lượng trung bình trong 10 ngày đầu tháng 8 đạt 1,9699 triệu tấn/ngày, tăng so với mức 1,9494 triệu tấn/ngày trong 10 ngày cuối tháng 7.

Điều này càng gây lo ngại lớn hơn cho ngành công nghiệp thép nước này. Giá có nguy cơ tiếp tục lao dốc nếu nhu cầu của Trung Quốc không tăng mạnh trở lại trong thời gian tới.

Tháng trước, số liệu từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết, lợi nhuận các nhà sản xuất thép nước này giảm 96% trong nửa đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái.


Read More...