Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Sản xuất thép không cần đào quặng

Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng đang lập Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp, thép từ bùn đỏ với nguyên liệu đầu vào là bùn đỏ của Nhà máy alumin Lâm Đồng.

Dự án này được lập trên cơ sở kết quả của Đề tài xây dựng quy trình công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp, thép, gạch không nung từ bùn đỏ do Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, với sự thực hiện của Viện Hóa học (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Kinh phí để thực hiện Dự án là 13,5 tỷ đồng, trong thời gian 36 tháng. Đề tài đã được Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng hỗ trợ thử nghiệm trên quy mô công nghiệp từ 42 đến 200 tấn bùn đỏ.

Dự án của CTCP Thương mại Thái Hưng sẽ sản xuất tinh quặng sắt, thép từ bùn đỏ của Nhà máy alumin Lâm Đồng


Kết quả nghiên cứu Đề tài đang được Viện Hóa học sử dụng để đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng sáng chế “Quy trình sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ”.

Là bã thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxite theo phương pháp Bayer, do tính kiềm cao và lượng bùn thải lớn, bùn đỏ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Dẫu vậy, trong bùn đỏ lại có chứa hàm lượng sắt cao. Tại Dự án alumin Lâm Đồng, hàm lượng Fe2O3 dao động từ 46% đến 53% và đây chính là loại quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn có thể phục vụ sản xuất gang và thép.

Với quy hoạch phát triển bauxite ở Tây Nguyên, hai nhà máy alumin Nhân Cơ và Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra là 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm.

Nhằm bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp chế biến, khai thác bauxite tại Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững, việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích như thép, vật liệu xây dựng không nung... phù hợp với điều kiện Việt Nam được Chính phủ đặc biệt coi trọng trong quá trình triển khai thí điểm hai dự án khai thác bauxite trên.

Viện Hóa học đã tiến hành xây dựng công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ với quy mô phòng thí nghiệm từ năm 2009. Sau hơn 2 năm nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, với sự hợp tác của Công ty cổ phần Thép Thái Hưng, năm 2012, nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Đức Lợi chủ trì đã từng bước nâng trọng lượng mỗi mẻ thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm từ 1 tấn, 2,5 tấn, 5 tấn, rồi 10 tấn bùn đỏ. Qua từng mẻ, công nghệ được điều chỉnh, hiệu suất thu hồi sắt không ngừng tăng lên. Đến mẻ chạy thử 20 tấn và 200 tấn bùn đỏ mới đây, thu hồi sắt đã đạt hơn 70%.

Kết quả sản xuất trên quy mô công nghiệp cho thấy, từ 2,4 tấn bùn đỏ khô sẽ thu được 1 tấn tinh quặng sắt có hàm lượng T-Fe 62% với giá thị trường khoảng 1,9 triệu đồng/tấn. Như vậy, với chi phí khoảng 1,4 triệu đồng/tấn, cộng thêm chi phí bảo vệ môi trường, sáng chế, khấu hao máy móc... thì kết quả trên hứa hẹn một hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp alumin - nhôm cũng như xử lý tốt hơn vấn đề môi trường.

Với các kết quả này và thực tế Công ty Thái Hưng đang lập Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp, thép từ bùn đỏ với nguyên liệu đầu vào là bùn đỏ của Nhà máy alumin Lâm Đồng, xem ra, câu chuyện bùn đỏ từ quá trình chế biến quặng bauxite sẽ không còn là nỗi ám ảnh. Thậm chí, đây sẽ là một nguồn tài nguyên mới cho những doanh nghiệp biết tận dụng.

Hai dự án khai thác và chế biến quặng bauxite Tân Rai và Nhân Cơ hiện cũng được Bộ Công thương tìm kiếm các cơ chế liên quan để sớm hoàn vốn, phục vụ mục tiêu cổ phần hóa trong thời gian tới.

Hoàng Nam

Read More...

Giá thép ở Trung Quốc rẻ như cải bắp

Nhu cầu thiêu thụ thép sụt giảm ở Trung Quốc đã đẩy giá hợp kim này xuống chỉ tương đương với giá của rau cải bắp trước lo ngại rằng, tiêu thụ thép trong lần đầu tiên sẽ giảm trong vòng 19 năm qua.


Giá thép hiện nay ở Trung Quốc đang được xem là rẻ nhất thế giới. - Ảnh Financial Times/Reuters

Giá một vài loại sản phẩm thép sử dụng nhiều trong xây dựng đã giảm xuống chỉ còn 424 USD/tấn ở những thị trường phía Bắc Trung Quốc trong tuần này, theo trang web ngành SteelHome – chỉ tương đương với giá bán lẻ của... rau cải bắp.

Tiêu thụ thép ở Trung Quốc trong nhiều năm qua được thúc đẩy nhờ sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Tuy nhiên, gần đây, nhu cầu thép đã rơi vào suy giảm mạnh khi mà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đạt đỉnh. Trong khi đó, cải bắp không còn là sản phẩm được bày bán tràn lan như trước đây.

Theo Li Xinchuang, chuyên gia của Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, sự suy giảm nhu cầu thép chính là một xu hướng dài hạn. Số liệu của hiệp hội cho thấy tiêu thụ thép giảm trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua so với năm ngoái và sẽ tiếp tục trong tháng 9.

Sự suy giảm này phần nào đã cho thấy thị trường xây dựng đang chậm lại. Nếu trong quý cuối cùng của năm, tiêu thụ thép tiếp tục giảm, 2014 sẽ trở thành năm đầu tiên tiêu thụ thép chứng kiến sự suy giảm kể từ năm 1995, khi mà nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau cuộc vật lộn với lạm phát.

Tất cả các số liệu đều cho thấy phục hồi kinh tế trong quý 4 sẽ không mạnh, theo Song Chunlei, Phó giám đốc của công ty chuyên tư vấn về thép LGMI ở Bắc Kinh. Ông cho rằng các nhà máy ở Tangshan, trung tâm của nền công nghiệp thép Trung Quốc, cũng đang có những kế hoạch cắt giảm sản lượng trong những tháng cuối năm.

Số liệu GDP sẽ được công bố vào tuần tới cũng được dự báo là sẽ thấp nhất kể từ đầu năm 2009.

Xuất khẩu thép tăng mạnh cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng các nhà máy ở Trung Quốc đang sản xuất nhiều hơn lượng tiêu thụ trong nước. Xuất khẩu đạt kỷ lục 8,5 triệu tấn trong tháng trước và tăng 39% trong 9 tháng đầu năm nay.

Giá sắt và quặng – nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất thép – trên thị trường thế giới liên tục giảm giá cũng giúp hạ giá thành sản xuất thép. Giá thép trung bình ở Trung Quốc đã giảm 13% trong năm nay./.
Mai Linh (Theo Financial Times)

Read More...

Thép nội tồn kho lớn, vẫn tăng nhập khẩu thép ngoại

Hiện nay trong khi các doanh nghiệp thép nội đang điêu đứng khi cung vượt xa cầu, thì việc nhập khẩu thép ngoại với giá thành rẻ vào Việt Nam càng khiến cho ngành thép càng trở nên khó khăn.



Hiện nay, trong lúc các doanh nghiệp (DN) thép nội phải vật lộn với khó khăn chất chồng do thị trường bất động sản đóng băng từ nhiều năm qua, sức tiêu thụ kém thì hàng nhập khẩu vẫn ồ ạt tràn vào cạnh tranh với giá rẻ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến cuối tháng 8/2014, sản lượng các mặt hàng thép sản xuất trong nước đều ở mức cao, so với cùng kỳ năm 2013. Thép thô đạt 1.950,9 ngàn tấn, giảm 0,01%; thép cán đạt 2.310,9 ngàn tấn, tăng 22,8%; thép thanh, thép góc đạt 2.288 ngàn tấn, tăng 5,1%. Tuy nhiên, ngược với con số tăng trưởng của việc sản xuất, tình hình tiêu thụ mặt hàng này lại đạt mức thấp do kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn.


Các doanh nghiệp sản xuất thép nội đang phải cầm chừng. Ảnh: HNM

Nhu cầu xây dựng khu vực dân dụng cũng giảm sút. Sức mua kém, cộng thêm phải cạnh tranh với thép Trung Quốc nhập khẩu nên các nhà sản xuất trong nước phải giảm giá bán. Thậm chí, không cầm cự nổi, một số nhà máy sản xuất sắt, thép khu vực phía Bắc phải đóng cửa. Một số nhà đầu tư lớn, theo kế hoạch ban đầu, sẽ rót hàng tỉ USD xây dựng nhà máy thép ở Việt Nam, nay cũng phải dừng và rút vốn đầu tư.

Mặc dù thép nội đang trong gia đoạn khó khăn khi cung vượt cầu, thì theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng ước khoảng 1.000 tấn, trị giá 664 triệu USD, giảm nhẹ cả về lượng và giá trị kim ngach so với tháng trước. Tuy nhiên tính chung 9 tháng đầu năm 2014, lượng sắt thép nhập khẩu lên tới 8,06 triệu tấn với giá trị gần 5,4 tỷ USD; tăng 11,4% về lượng và tăng 7,5% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ.

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho thấy một bức tranh tương tự khi mà nhập siêu thép trong 8 tháng đầu năm đã lên tới 6,951 tấn, tương đương nhập siêu 3,817 tỷ USD. Thép nhập khẩu tăng mạnh đã tạo áp lực lớn đến các DN sản xuất thép trong nước. Cũng theo VSA, trong tháng 9, sản xuất thép xây dựng của các DN thành viên chỉ đạt 431.941 tấn, giảm 2,14% so với tháng trước dù vẫn tăng tới 24,2% so với tháng 9/2013.

Thanh Hằng (TH)

Read More...

Bộ Công Thương phản hồi tin ngành thép sẽ bị phá sản khi ký VCUFTA


(Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN)

Ngày 12/9, theo Vụ Thị trường châu Âu thuộc Bộ Công Thương, thông tin về ngành thép nội sẽ bị phá sản khi Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakshtan (VCUFTA) được ký kết là hoàn toàn không có căn cứ.

Theo Thị trường châu Âu, Hiệp định VCUFTA được trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG vốn có nhiều tiềm năng nhưng thực tế hoạt động thương mại giữa hai b ên c òn đang hạn chế.

Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan (Liên minh) cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị...

Việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên; trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà Việt Nam có ưu thế. Riêng đối với các mặt hàng thép, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế quan, chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế.

Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất, phía Liên minh sẽ phải tự cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, hai bên đều thống nhất việc đàm phán phải theo nguyên tắc trao đổi có đi có lại, xét trên tổng thể cân bằng lợi ích chung; cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thuộc Nhóm các mặt hàng nhạy cảm của các bên (tức là không phải đưa ngay về mức thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực).

Đối với Việt Nam, cam kết trong Hiệp định VCUFTA này sẽ không gây ảnh hưởng tới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang đàm phán.

Cũng theo Vụ Thị trường châu Âu, Nga là đất nước rộng lớn và những trung tâm sản xuất thép của Nga tập trung ở miền Trung nước Nga, cách Viễn Đông xa hơn khoảng cách từ Viễn Đông đến Việt Nam.

Như vậy, việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này, qua Viễn Đông và về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường Việt Nam./.

Theo: Giường Tầng, Cỏ Nhân Tạo Trần VĂn

Read More...

Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép 'vênh' nhau

Bộ Công Thương vừa có văn bản khẳng định doanh nghiệp (DN) thép nội lo lắng thiếu cơ sở trong khi Hiệp hội Thép VN (VSA) vẫn cho rằng DN sẽ “chết yểu” nếu cắt giảm đồng loạt thuế nhập khẩu thép từ Nga.



Theo Bộ Công Thương, dù giảm thuế thép Nga vẫn khó cạnh tranh được với thép trong nước. Ảnh: Phong Cầm.

Bộ nói không

Truyền thông ngày 9/9 đã đưa tin về lo lắng của các DN sản xuất thép trong nước trước nguy cơ phá sản, khi Nga, Belarus, Kazakhstan đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu sắt thép từ khu vực này.

Nếu được chấp thuận, việc cắt giảm thuế sẽ thực hiện ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA) có hiệu lực (dự kiến sẽ ký vào cuối năm nay).

Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết: Hiệp định VCUFTA được trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu mạnh hàng Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG.

Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan ưu tiên xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp (như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị). Với Việt Nam, quan tâm đến xuất khẩu dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác.

Theo Bộ Công Thương, trong số 167 mặt hàng sắt thép phía Liên minh Hải quan yêu cầu cắt giảm thuế quan ngay, chỉ có một số loại thuộc danh mục VSA đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế.

“Về tổng thể, phía Liên minh Hải quan có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép trong nước chưa sản xuất được, và cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường Việt Nam”, Bộ Công Thương cho biết. Theo Bộ này, việc vận chuyển sắt thép từ các nhà máy qua Viễn Đông (Nga) và về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với sắt thép trong nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cho rằng, nguyên tắc đàm phán là trao đổi có đi có lại, xét trên tổng thể cân bằng lợi ích chung; cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng nhạy cảm của các bên (tức không đưa ngay về mức thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực).

Hiệp hội bảo có

“Các DN thép cần thêm thời gian được bảo hộ để chuẩn bị, đặc biệt với các sản phẩm thép trong nước đã sản xuất được. Bảo hộ chỉ là biện pháp tình thế, về lâu dài ngành thép phải cố gắng tự vươn lên”.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA


Chiều 15/9, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA cho biết, các DN thép Việt hiện còn non trẻ, quy mô nhỏ nên giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với những nước có ngành thép lâu đời như Nga, Trung Quốc.

Theo VSA, tuy số mặt hàng cần bảo hộ không nhiều, nhưng theo ông Sưa, đây đều là những mặt hàng chính các DN thép trong nước đang sản xuất, với 4 nhóm chính: Thép xây dựng, thép tấm cán nguội, thép ống hàn và kẽm mạ màu. Những mặt hàng này chiếm gần toàn bộ sản lượng các nhà máy trong nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, một số còn xuất khẩu.

Về quãng đường vận chuyển thép từ Nga tới Việt Nam, theo lãnh đạo VSA, cảng cực Đông của Nga cách cảng Đại Liên (Trung Quốc) không xa. Do đó, ông Sưa ước tính phí vận chuyển thép Nga về Việt Nam chỉ khoảng 20 USD/tấn.

GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng, sắt thép trong nước đã được bảo hộ quá lâu, sản phẩm đơn điệu, giá cao... giờ đã đến lúc cần xem xét lại.

Theo GS Đào, năm 2013, tổng sản lượng thép Việt Nam hơn 9,55 triệu tấn các loại, nhưng phải nhập 9,5 triệu tấn nguyên phụ liệu. GS Đào so sánh mức ưu đãi cho sắt thép không khác gì ngành sản xuất ô tô, xăng dầu, điện...

Theo Tiền phong

Read More...

Bộ Công thương "trần tình" về những lo ngại ngành Thép

Bộ Công thương vừa ra văn bản liên quan đến những lo ngại ngành Thép sẽ bị phá sản khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakshtan (VCUFTA) được ký kết.


Những lo ngại về việc ngành Thép sẽ bị phá sản khi VCUFTA được ký kết là không có căn cứ xác đáng. Ảnh: Trần Quý

Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakshtan được trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG vốn có nhiều tiềm năng nhưng thực tế hoạt động thương mại giữa hai bên còn đang hạn chế. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan (Liên minh) cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị.... Việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên, trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà ta có ưu thế.

Riêng đối với các mặt hàng thép, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế quan thì chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất, phía Liên minh sẽ phải tự cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, hai bên đều thống nhất việc đàm phán phải theo nguyên tắc trao đổi có đi có lại, xét trên tổng thể cân bằng lợi ích chung; cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thuộc Nhóm các mặt hàng nhạy cảm của các bên (tức là không phải đưa ngay về mức thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực). Đối với Việt Nam, cam kết trong FTA này sẽ không tạo tiền lệ cho các FTA ta đã và đang đàm phán.


Ngành Thép đang phải cạnh tranh ác liệt với sản phẩm thép của các nước ngay trên "sân nhà". nhr: Trần Quý

Về mặt địa lý, Nga là đất nước rộng lớn và những trung tâm sản xuất thép của Nga tập trung ở miền Trung nước Nga, cách Viễn Đông xa hơn khoảng cách từ Viễn Đông đến Việt Nam. Như vậy, việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này, qua Viễn Đông và về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, vốn cũng là đang gây lo ngại lớn cho ngành Thép Việt Nam.

Do vậy, những lo ngại về việc ngành Thép sẽ bị phá sản khi VCUFTA được ký kết là hoàn toàn không có căn cứ xác đáng.

Trần Quý

Read More...

Thép “nội” không phá sản khi Việt Nam ký kết VCUFTA

Trước những thông tin lo ngại về việc thép nội “phá sản hàng loạt” khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakshtan (VCUFTA) được ký kết, ngày 12/9, Bộ Công thương đã cho biết quan điểm chính thức về vấn đề. Theo đó, Bộ cho rằng những lo ngại này là hoàn toàn không có căn cứ xác đáng.

Bộ Công thương cho rằng VCUFTA trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG, vốn có nhiều tiềm năng nhưng hoạt động thương mại thực tế còn hạn chế. Bộ cũng thừa nhận, trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị.... Tuy nhiên, việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên, trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà ta có ưu thế sang thị trường các nước trên.

Thêm vào đó, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh Hải quan yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế, thì chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất. Mặt khác, Nga là đất nước rộng lớn, những trung tâm sản xuất thép của họ lại tập trung ở miền Trung, nên việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường, vốn đã là một đe dọa đối với thép trong nước. Do đó, nguy cơ cạnh tranh trên thị trường không lớn hơn những gì các DN thép nội đang phải đối mặt hiện nay

Read More...