Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

"Công nghệ" xây thành nhà Hồ- bí mật đã được giải mã

Chỉ với công cụ thô sơ, vì sao dân ta có thể dùng những khối đá nặng hàng chục tấn để tạo nên các vòm cuốn kiệt tác ở thành nhà Hồ? Đó là điều lâu nay vẫn khiến nhiều người thắc mắc.

Công trình quân sự kiệt tác

Nhà Hồ chính thức tồn tại được 7 năm trong khi những hoài bão cải cách của Hồ Quý Ly còn đang dang dở. Nhà Hồ thành lập không được lòng dân, lại gặp lúc nhà Minh ở thế vương triều mới lập, sức mạnh đang lên nên nhanh chóng mất nước. Trong 6 năm tồn tại ngắn ngủi đó, triều Hồ cũng đã để lại cho đời sau 1 di sản độc đáo là thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ có nhiều tên gọi khác như thành An Tôn, thành Tây Đô… Gọi là thành nhà Hồ là gắn liền với triều đại đã xây nên nó. Gọi thành An Tôn là dựa theo địa danh, khu vực xây thành, dưới triều Trần được gọi là động An Tôn. Gọi Tây Đô là vì xét theo vị trí kinh tuyến thì thành này nằm ở phía tây so với Thăng Long.


Cổng chính của thành với 3 vòm cuốn – là hình ảnh quen thuộc khi nói tới thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ có chiều dài 883,5 m theo hướng Đông – Tây, chiều rộng 870,5 m theo hướng Nam – Bắc. Nét đặc biệt của tòa thành này so với các tòa thành khác ở nước ta là được xây dựng bằng đá và các vòm cuốn rất đẹp. Tòa thành có 4 cổng. Trong đó cổng chính ở phía Đông Nam có 3 vòm cuốn bằng đá. Chiều cao từ chân lên đến nóc vòm cuốn là gần 8m. Vòm cuốn chính giữa cao 5,75 m rộng 5,82 m dài 15,04 m. Hai vòm cuốn phụ ở hai bên đều cao 5,35 m rộng 5,45 m.

Ngoài cửa chính ở hướng đông nam, 3 cửa còn lại đều được xây dựng theo cùng hình dáng kiến trúc với các vòm cuốn bằng đá. Dĩ nhiên là quy mô vòm cuốn thấp và nhỏ hơn ở cửa chính.

Ngoài mặt thành được ghép bằng nhiều lớp đá. Có hai lớp đá được chôn sâu xuống đất để làm móng. Trên mặt đất có 5 lớp đá với những khối đá xếp tầng lên nhau. Lớp thứ nhất cao 1,1m; lớp thứ 2 cao 0,9 – 1 m, lớp thứ 3 cao từ 0,7 – 0,8 m, lớp thứ 4 cao 0,5 – 0,6 m; lớp thứ 5 cao từ 0,35 – 0,4 m. Trên lớp đá, người ta lại cơi cao tường thành lên bằng những viên gạch nung cỡ lớn (gọi là gạch vồ). Mỗi viên gạch rộng 25 cm, dài 30 đến 35 cm và cao khoảng 9 cm. Lớp gạch này xây thành hình răng lược tạo ra các lỗ châu mai có tác dụng để làm chỗ cho quân lính phòng thủ bắn tên xuống dưới khi thành bị địch tấn công.

Hé lộ “công nghệ” xây thành

Thành nhà Hồ đã 600 năm tuổi song vẫn rất vững chắc. Qua một vài thông tin về cấu trúc của tòa thành, nhiều người sẽ đặt câu hỏi. Một là việc vận chuyển những khối đá nặng hàng chục tấn để về xây thành được tiến hành thế nào. Hai là làm thế nào để đưa được những viên đá nặng hàng tấn để tạo nên những vòm cuốn đẹp uy nghi như vậy.

Những “công nghệ” xây thành nhà Hồ đã phần nào được hé lộ trong cuốn sách “Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy” của Phạm Văn Chấy. Tác giả cho biết: “Để lắp ghép được các vòm cuốn, các nghệ nhân phải thiết kế và chế tác ra các phiến đá hình múi cam, hình thang cân, hình tứ giác. Phải dùng phương pháp “mực hệt” nghĩa là dùng giấy hoặc cót cắt thành mẫu các loại phiến đá nói trên đem ghép vào nhau thành hình dáng cổng thành, thấy đạt rồi mới chế tác các phiến đá y hệt theo mẫu. Khi lắp ráp cổng thành, người ta dùng đất, cát, sỏi đắp thành hình dáng cái lòng cổng thành rồi xếp đá lên trên cốt. Khi ghép đá xong rồi mới moi đất, cát ra”.



Một đoạn tường thành với những khối đá xếp lên nhau.

Khi xây dựng, thành nhà Hồ cũng có điều kiện thuận lợi là các mỏ đá ở gần thành. Các núi đá ở đây có cấu tạo rất đặc biệt. Các lớp đá xếp tầng lên nhau như những đống gạch có bàn tay con người xếp đặt vậy. Tuy nhiên việc khai thác đá cũng không đơn giản. Thời điểm ấy, thuốc nổ còn hiếm. Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu ngày nay khẳng định việc khai thác đá xây thành được tiến hành thủ công vì nếu dùng thuốc nổ thì ít nhiều sẽ đều để lại các vết nứt trên mặt đá.

Khai thác các khối đá hàng tấn đã khó nhưng làm thế nào để chuyển các khối đá ấy về trong điều kiện chỉ có các phương tiện vận chuyển thô sơ của thế kỷ 15. Thì ra, để vận chuyển đá, những người chỉ huy đã cho xây dựng quãng đường dài 1 km từ mỏ đá về đến công trường xây dựng. Mặt đường rộng trên 5m lát bằng các phiến đá phẳng dài từ 1m đến 1,5 m dày từ 20 đến 30 cm. Trước khi lát đá, nền đường đã được đầm nện kỹ lưỡng để chống lún. Con đường này, theo tác giả Phạm Văn Chấy thì hiện nay vẫn còn dấu tích ở thôn Tây Giai – xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.

Trên mặt đường được bố trí các con lăn làm bằng gỗ cứng xen với các hòn bi bằng đá. Chiều dài các con lăn từ 1,5m đến 2 m, đặc biệt có những con lăn dài 4 m. Đường kính các con lăn khoảng 20 cm. Hai đầu con lăn được đóng cọc để ghìm giữ đồng thời giữa các con lăn được xếp xen kẽ các hòn bi đá nhằm mục đích khi chuyển đá ở trên thì các con lăn không bị dồn kẹt vào nhau mà chỉ quay tròn tại chỗ.

Với những hòn đá nhỏ thì vận chuyển bằng sức người. Nặng hơn thì dùng trâu bò kéo còn nặng hàng chục tấn thì dùng 1 voi đến 2 voi kéo. Khi vận chuyển, voi hoặc trâu bò đi ra hai bên ria đường. Lại phải chọn những trai tráng khỏe mạnh để đi theo, điều chỉnh cho đá không bị lăn khỏi đường lăn.

Nhờ những cách làm thông minh đó, tòa thành kiên cố bằng đá được được xây dựng. Trải qua 600 năm mưa nắng bão gió nhưng tòa thành vẫn đứng vững chãi. Thậm chí theo tác giả Phạm Văn Chấy, trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, có lần bom rơi gần sát chân thành mà tường thành không bị suy chuyển gì. Với những nét đặc trưng trong kiến trúc xây dựng, tháng 6/2011, thành nhà Hồ nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản thứ 5 của Việt Nam được tổ chức này công nhận.

(Theo Kienthuc.net)

Read More...

Không được phép chậm nộp C/O thép Bo nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các đơn vị Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc nhập khẩu thép chứa nguyên tố boron (Bo).


Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Cụ thể, cơ quan hải quan phải yêu cầu người khai hải quan xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại thời điểm đăng ký tờ khai đối với các mặt hàng thép có chứa nguyên tố Bo nhập khẩu, không được phép gia hạn chậm nộp C/O.

Đồng thời, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục tăng cường công tác kiểm tra việc khai báo đối với mặt hàng thép nhập khẩu có chứa nguyên tố Bo; tập trung kiểm tra mã số hàng hóa, thuế suất, trị giá tính thuế, số lượng, nội dung C/O và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng đã đăng ký nhập khẩu đang nợ C/O.

Thời gian qua, việc nhà sản xuất cho nguyên tố Bo vào thép đã khiến các cơ quan quản lý “đau đầu” tìm cách ngăn chặn vì trên thực tế, thép chứa nguyên tố Bo kích thước phi 6 và phi 8 chủ yếu nhập về để sử dụng trong xây dựng nhưng lại được hưởng thuế suất ưu đãi 0%, trong khi nếu là thép xây dựng bình thường (không có nguyên tố Bo) thì phải chịu thuế NK.

Để kiểm soát sự bất thường trong khai báo C/O đối với mặt hàng thép chứa nguyên chất Bo, giữa tháng 6-2012, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát số liệu các tờ khai làm thủ tục NK thép chứa nguyên tố Bo khai báo thuế theo C/O form E trong thời gian từ 1-1 đến 31-5-2012.

Qua đó, Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, rà soát, yêu cầu Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra chặt chẽ, thu đủ chứng từ C/O theo quy định. Cho đến nay, Tổng cục Hải quan vẫn tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng thép, đặc biệt về giá tính thuế để ngăn chặn gian lận trong kê khai.

Bên cạnh các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, trước đó, Bộ Tài chính cũng đã khẳng định, đang nghiên cứu để ban hành các biện pháp phi thuế (đưa ra hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp hạn ngạch NK) và khả năng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép các loại và thép có chứa hàm lượng Bo NK từ Trung Quốc để có cơ sở áp thuế chống phá giá theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan, các cơ quan chức năng khác như Quản lý thị trường, Biên phòng,... để chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Nguồn tin: Hải quan

Read More...

Tồn kho thép muốn xuất cũng khó

Xu hướng bảo hộ thương mại khiến hàng rào kỹ thuật đối với thép nhập khẩu được dựng lên ở nhiều quốc gia. Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, hàng loạt sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu ra các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… liên tiếp nhận được đơn kiện và cảnh báo điều tra tự vệ thương mại.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản gửi lên Bộ Công Thương cảnh báo, nhiều DN ngành thép có khả năng phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như bị áp dụng biện pháp tự vệ của một số quốc gia nhập khẩu. Thừa nhận việc đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm thép là một giải pháp giúp các DN trong ngành giảm lượng hàng tồn kho, nhất là trong bối cảnh khó khăn của ngành xây dựng và hạ tầng hiện nay. Tuy nhiên, VSA cho rằng, “phản kháng” của các thị trường nhập khẩu đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho DN trong ngành.



Từ việc tiêu thụ toàn cầu giảm sút, ngành xây dựng ảm đạm tại nhiều quốc gia trên thế giới, câu chuyện tồn kho thép không chỉ có ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại khiến hàng rào kỹ thuật đối với thép nhập khẩu được dựng lên ở nhiều quốc gia. Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, hàng loạt sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu ra các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… liên tiếp nhận được đơn kiện và cảnh báo điều tra tự vệ thương mại.

Theo quyết định của Ủy ban tự vệ thương mại Indonesia (KPPI), từ ngày 19/12/2012 cơ quan này sẽ điều tra tự vệ thương mại đối với sản phẩm tôn mạ hợp kim nhôm, kẽm của Việt Nam. Lý do được giải thích là có sự gia tăng mạnh về số lượng các sản phẩm nhập khẩu, dẫn tới một số dấu hiệu ban đầu về sự thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa nước này. Trước đó ngày 18/12, VSA cũng nhận được thư của Hiệp hội Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Thái Lan cảnh báo lần hai về sự gia tăng đột biến của mặt hàng tôn mạ kim loại, sơn phủ màu của Việt Nam xuất sang nước này…

Chưa hết, sau vụ kiện bán phá giá sản phẩm thép ống của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vừa kết thúc, nước này tiếp tục cảnh báo kiện sản phẩm ống thép tiêu chuẩn dẫn dầu. Thép cán nguội cũng vừa bị phía Indonesia áp thuế chống bán phá giá và trước đó bị Brazin khởi xướng điều tra chống bán phá giá... Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch VSA lưu ý: “Nếu các biện pháp trên được thực thi, sẽ đẩy các DN sản xuất thép của Việt Nam vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhất là với các DN xuất khẩu nhiều.

Giải thích cho quan điểm này, ông Nghi cho rằng, sản phẩm thép của Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh, ngoài giá cả. Nếu bị điều tra phòng vệ, và chịu áp các mức thuế cao thì chắc chắn, các chủng loại thép xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị "đánh bật" khỏi các thị trường này. Số liệu từ VSA cho biết, trong năm 2012 các sản phẩm thép xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước Đông Nam Á đạt khoảng 500.000 tấn. Mặc dù lượng thép xuất khẩu vào thị trường này tăng cao so với mức trung bình khoảng 100.000 tấn trước đây. Tuy nhiên, lượng thép mà các DN xuất khẩu vào từng thị trường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Điển hình như với sản phẩm thép cuộn cán nguội xuất khẩu vào Indonesia vừa bị nước này áp thuế chống bán phá giá, hiện chỉ có Công ty Posco Việt Nam xuất khẩu với số lượng không nhiều. Hay sản phẩm tôn cán mạ vừa bị điều tra chống bán phá giá cũng chủ yếu do Công ty Tôn Hoa Sen xuất khẩu. Lãnh đạo DN này khẳng định hoàn toàn có căn cứ để chứng minh sản phẩm tôn cán mạ không bán phá giá vào Indonesia.

Liên quan đến việc cảnh báo của Hiệp hội Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Thái Lan, VSA cũng đã có công văn gửi đến các công ty tôn mạ trong nước đề nghị nâng cao trách nhiệm kiểm soát lượng và giá xuất khẩu, tránh làm phức tạp thêm tình hình…

Trong lúc nhiều quốc gia tỏ ra “cảnh giác” với thép xuất khẩu của Việt Nam, những quan điểm cho rằng, đầu tư quy mô lớn vào thép là để cạnh tranh với thế giới, để không chỉ nhắm đến thị trường trong nước dưới 90 triệu dân mà cả thị trường khu vực rộng lớn, giờ đây dường như không còn dễ thuyết phục như trước.

Những lo ngại phá vỡ quy hoạch ngành thép khi mà sản lượng thiết kế của các nhà máy thép Việt Nam đang gấp 2-3 lần mức tiêu thụ của thị trường nội địa, ít lâu nay nhiều chủ đầu tư “đại dự án” thép đã không còn lên tiếng phản kháng. Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná với vốn đầu tư 9,8 tỷ USD đã bị chính quyền địa phương thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; Dự án thép Tata tại Vũng Áng có vốn 5 tỷ USD cũng trễ hẹn triển khai nhiều lần…

Nguồn tin: VietStock
Tags: Sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, Dịch vụ vệ sinh NVĐ

Read More...

Giá thép cây miền bắc tiếp tục tăng

Giá thép cây tại miền bắc Trung Quốc trong ngày thứ Tư hôm qua vẫn duy trì được đà tăng kể từ thứ Sáu tuần trước bất chấp sương mù đã bao phủ toàn bộ các thành phố trong khu vực từ vài ngày qua. Các nhà tham gia thị trường tin rằng thị trường sẽ tiếp tục phát huy đà tăng này cho đến tận sau tết.

Tại Bắc Kinh, thép cây HRB400 18-25mm do Hebei Iron & Steel (Hegang) sản xuất đã tăng 10-20 NDT/tấn (2-3 USD/tấn) so với ngày thứ Tư hôm qua lên mức 3.700-3.730 NDT/tấn (595-600 USD/tấn), đã bao gồm 17% VAT.

Dù giá vẫn tăng đó, nhưng hoạt động giao dịch tại Bắc Kinh càng yếu hơn do ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, khiến tình trạng giao thông bị gián đoạn. Mặt khác, các khách hàng thuê kho bãi gần đây cũng không mặn mà lấy hàng tích trữ cho sau tết vì ngại chi phí.

Nguồn tin: Satthep.net

Read More...

Giới sản xuất Nam Âu giữ giá chào thép cây ổn định

Các nhà sản xuất thép cây Nam Âu vẫn đang giữ giá thép không đổi trong tuần này sau khi giảm vài EUR từ tuần trước đó. Cân bằng cung-cầu vẫn tốt và giá vẫn ổn định mặc dù giá phế liệu giao ngay suy yếu. Tại Tây Ban Nha, giá phế đã trượt khoảng 10 EUR/thùng, còn Italia giảm khoảng 5 EUR/tấn kể từ tuần trước.

Các giao dịch thép cây tại Italia đang ở mức 485-490 USD/tấn xuất xưởng. Trong khi chào bán tại Tây Ban Nha trong tuần này là 520-530 EUR/tấn xuất xưởng. Một khách hàng lớn cho biết đã mua thép trong tuần này với giá 520 EUR/tấn xuất xưởng.

“Nhu cầu không lớn nhưng nguồn cung cũng không còn nhiều, hiện rất khó để tìm những sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường,” một nhà sản xuất Tây Ban Nha nói.

Chính vì vậy mà các nhà sản xuất vẫn giữ giá chào ổn định bất chấp phế liệu suy yếu. Các thương nhân phế Tây Ban Nha khẳng định các chào bán E40 tuần này đang ở mức 315 EUR/tấn giao tận nơi, E3 là 290 EUR/tấn giao tận nơi. Tại Italia, phế E3 và E40 đang ở các mức lần lượt là 300-305 và 315-325 EUR/tấn giao tận nơi.

Một nhà sản xuất thép cây Italia nói “Chúng tôi đang giữ giá chào ổn định vì phế liệu chưa giảm xuống và với chi phí nguyên liệu thô hiện tại thì lợi nhuận cũng không nhiều. Hơn nữa, cân bằng cung cầu vẫn tốt, các nhà sản xuất đã tạm ngưng hoạt động trong một thời gian dài nghỉ lễ giáng sinh khiến cho lượng tồn xuống thấp”.

Nguồn tin: Satthep.net

Tags: Sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, Dịch vụ vệ sinh NVĐ

Read More...

Ngành luyện thép sẽ được cải thiện vào năm 2014

Theo một nghiên cứu của Ernst & Young, để tồn tại được trong năm 2013, các doanh nghiệp thuộc ngành thép cần phải tập trung vào khôi phục và duy trì giá trị của mình, đồng thời tập trung vào việc xây dựng cơ sở cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.



Các chuyên gia Ernst & Young cho rằng, vấn đề chính trong ngành thép năm nay sẽ là việc dư thừa công suất sản xuất, bất chấp tình hình sẽ được cải thiện vào năm 2014.

Mike Elliott, người đứng đầu bộ phận thực hành toàn cầu của Ernst & Young về cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khai mỏ và luyện kim, cho biết, các doanh nghiệp luyện thép cần phải giảm chi phí và tối ưu hóa cơ cấu vốn. Các tác giả của nghiên cứu này nghi ngờ tính khả thi của việc thực hiện liên kết ngành dọc như là một phương thức tăng vốn trong ngành thép.

Mike Elliott nhận định, trong năm 2013, đứng trước các doanh nghiệp ngành thép là một nhiệm vụ phức tạp – giữ được khả năng cạnh tranh theo quan điểm chính sách giá cả và đồng thời lại giữ được giá trị doanh nghiệp ở mức cần thiết”. Cho dù trong cả năm 2012 nhu cầu thép tăng và các công suất già cỗi đã bị đóng cửa, nhưng số công suất dư thừa tính đến đầu năm nay vẫn vượt con số của 12 tháng. Nguyên nhân là do năm ngoái đưa vào vận hành nhiều công suất mới.

Công suất sản xuất của ngành thép vẫn hoạt động ít nhất là 80%, nhưng, theo dự đoán, từ năm 2014, tình hình hứa hẹn sẽ ổn định.

Theo Mike Elliott, “rất ít có khả năng năm nay tốc độ tăng nhu cầu thép trên thị trường thế giới sẽ vượt được tốc độ vận hành công suất mới. Yếu tố này, cùng với biến động giá cả trên thị trường nguyên liệu có thể làm suy yếu sự ổn định của các ngành sản xuất có chi phí cao”. “Tuy nhiên, việc loại bỏ những nhà máy lỗi thời và không có hiệu quả và việc nhu cầu thép cao lên có thể sẽ tạo điều kiện tăng lợi nhuận của ngành thép trong các năm 2014 và 2015.

Song song với nhận định trên, Mike Elliott cũng cho rằng, công việc loại bỏ công suất sản xuất dư thừa có thể sẽ vấp phải những khó khăn mang tính chính trị. Vấn đề muốn đề cập ở đây là những sáng kiến có thể của nhà nước về duy trì việc làm. Những sáng kiến này có thể dẫn đến chậm trễ trong việc loại bỏ công suất sản xuất lỗi thời và không hiệu quả. “Hỗ trợ những cơ sở sản xuất đã chết chỉ làm tổn thương ngành thép thế giới mà thôi”, - Mike Elliott khẳng định.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp luyện kim đưa các mỏ khai thác nguyên liệu vào chuỗi cung cấp của họ, bằng cách đó, cố gắng ổn định giá cả và duy trì giá trị doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, kết quả phân tích của các chuyên gia Ernst & Young cho thấy, hành động này không phải lúc nào cũng làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Mike Elliott phát biểu, “người ta cho rằng, với cấu trúc liên kết ngành dọc, trị giá doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng, đó không phải là nguyên tắc phổ quát, và nó có tác dụng hoàn toàn không phải cho tất cả mọi doanh nghiệp”.

Các doanh nghiệp luyện thép cần phải nghiêm túc đánh giá hiệu quả của mô hình liên kết kinh doanh theo ngành dọc và xem xem, liệu mô hình phân chí có phù hợp với mình hơn không. Những doanh nghiệp này phải nghiên cứu các phương án thay thế về quản lí chi phí đối với nguyên liệu và nguồn cung nguyên liệu.

Trước tình trạng tăng trưởng yếu ớt của ngành luyện kim, việc giảm chi phí trở thành điều kiện quan trọng sống còn để ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tương lai của các doanh nghiệp sản xuất thép.

Nguồn tin: NDH Money

Read More...

Nhập siêu thép chưa có hồi kết



Điều đáng nói, ngoài việc nhập khẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thép thì vẫn còn tình trạng nhập khẩu thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội là những sản phẩm trong nước đang dư thừa.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2012 ngành thép đã xuất khẩu được hơn 2 triệu tấn với doanh thu gần 2 tỷ USD, nhưng lại mất tới gần 7 tỷ USD để nhập về hơn 10 triệu tấn thép các loại. Như vậy, ngành thép vẫn nhập siêu tới 5 tỷ USD.

Theo dự báo, nhập siêu trong ngành thép sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa do nhu cầu thép đa dạng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tăng, trong khi sản xuất trong nước mới đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và chỉ tập trung cho các công đoạn sản xuất ở hạ nguồn (nhập phôi để cán sản phẩm) mà bỏ qua khâu thượng nguồn (luyện phôi), khiến cho phôi thép thiếu luôn phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Do đó, nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng mạnh trong thời gian tới. Ngành thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập siêu cao.

Hiện nay, nhiều sản phẩm thép trong nước sản xuất có công suất cao hơn so với nhu cầu nhiều lần nhưng vẫn không cạnh tranh được với thép nhập khẩu. Trong khi chỉ vài năm tới, chính sách bảo hộ chấm dứt đối với sản xuất thép, cuộc cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt.

Theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng, trong đó có thép. Như vậy, thị trường thép trong nước sẽ đón nhận luồng hàng nhập khẩu với giá thành thấp, chất lượng cao từ nước ngoài và nhập siêu khó giảm, thậm chí có thể tăng do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước quá yếu.

Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp thép trong nước phát triển, giảm nhập siêu, VSA cho rằng, cần tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, Bộ Công Thương cần hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép trong nước đã có công suất dư thừa, đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn.

Bản thân doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm.

Đồng thời, cần đẩy mạnh việc nhập khẩu thép phế liệu để tăng cường sản xuất phôi trong nước, qua đó giúp ngành thép dần tự chủ được nguyên liệu chính cho sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước đồng thời góp phần tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và hạn chế nhập siêu.

Việc Nhà nước cho phép sử dụng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu cũng là một biện pháp có thể giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động hơn trong nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.

Ngân hàng Nhà nước cân đối nguồn ngoại tệ và tín dụng nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất thượng nguồn mà trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu như: thép phế, gang luyện thép, than mỡ, than cốc,... để bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất thép, phục vụ nhu cầu thép trong nước, cũng như nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần hạn chế cấp tín dụng, ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu và đang dư thừa như thép xây dựng, thép cán nguội, thép ống, thép mạ.

Để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thép, nhất là đối với các sản phẩm thép trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu, VSA đề nghị áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đồng thời kiểm soát C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) phù hợp với hàm lượng để xác định xuất xứ. Một trong những biện pháp tự vệ của các nước khi gia nhập WTO là sử dụng hàng rào kỹ thuật. Nhà nước cần yêu cầu các đơn vị sản xuất trong nước phải tiến hành in logo của mình lên sản phẩm thép cuộn, thép thanh, thép hình và yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải có logo của nhà sản xuất.

Cùng với đó, hạn chế nhập khẩu thép cán nguội khổ hẹp hoặc hàng loại 2 kém phẩm chất; nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm thép cho sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu.

Đề nghị cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát khi làm thủ tục thông quan đối với sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu như: yêu cầu xuất trình hợp chuẩn chất lượng hàng hóa trước khi cho thông quan.

Việc giám sát và cấp phép các dự án đầu tư mới theo quy hoạch cần chặt chẽ, nhất là việc cấp phép mới các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời xây dựng các tiêu chí kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: các tiêu chí về tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, quy mô đầu tư công nghệ thiết bị cho dự án mới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu thép phế về cho sản xuất thép trong nước. Coi phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép của Việt Nam để có những quy định phù hợp vừa bảo vệ môi trường nhưng cũng không cản trở sản xuất thép.

Nguồn tin: vneconomy

Read More...