Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Đổi tên thép NK, kê khống hàm lượng để trục lợi

Hàng trăm ngàn tấn sat thep có xuất xứ từ Trung Quốc đã được thương lái thay đổi tên gọi, kê khống hàm lượng, thành phần để tránh thuế, nhập ồ ạt vào Việt Nam.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, đến đầu tháng 8/2012, lượng thép nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã lên tới 137.500 tấn, cao gấp 5,5 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, vào năm 2010, con số này chỉ ở mức 24.900 tấn. Năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 tấn.

Đổi tên thép NK, kê khống hàm lượng để trục lợi

Ông Nguyễn Tiến Nghi – Chủ tịch VSA, cho rằng tình hình tiêu thụ thép của các doanh nghiệp trong nước hiện nay hết sức khó khăn. Kinh tế suy thoái khiến nhu cầu sử dụng thấp, lại thêm yếu tố khách quan là theo quy luật mùa mưa bão và trong thời điểm tháng 7 âm lịch nhiều công trình dân dụng không động thổ xây dựng. Trong tháng 8/2012, lượng tiêu thụ chỉ đạt 356.000 tấn và tồn kho khoảng 215.000 tấn.

“Trước tình cảnh ế hàng, các doanh nghiệp phải hạ giá thành, kích thích tiêu thụ. Giá thép đã giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn. Thời gian tới, thị trường trong nước cũng không thiếu hàng bởi công suất thép cán xây dựng trong nước lên trên 10 triệu tấn nhưng cả tiêu thụ và xuất khẩu chỉ khoảng 6 - 6,2 triệu tấn. Mặc dù hàng tồn kho thép vẫn ở mức cao, thị trường trầm lắng, doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm sản xuất thì nhập khẩu thép, đặc biệt là thép giá rẻ từ Trung Quốc lại cao bất thường. Đây là tình trạng đáng báo động và cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý”, ông Nghi nói.

Ông Vũ Bá Ổn – Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp nhập thép từ Trung Quốc vào Việt Nam khai là có hàm lượng vi chất Bo nhỏ, khai là thép hợp kim để trốn thuế. Hiện tượng này, theo ông Ổn, là do thép carbon xây dựng nhập khẩu thông thường chịu thuế suất là 5%, thép hợp kim là 0%. Vì thế, các đơn vị nhập khẩu đã khai man, đổi tên loại thép để được hưởng mức thuế thấp.

Để hạn chế nhập lậu và bảo vệ sản xuất thép trong nước, VSA và Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát hàng sau thông quan, nhất là việc đưa vào sử dụng. Sản phẩm thép nhập khẩu phải được sử dụng đúng quy định.

Mặt khác, nên quy định sản phẩm thép nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn mác tiếng Việt, thậm chí bắt buộc ghi thông tin kỹ thuật có liên quan. Đối với thép nhập khẩu có nguyên tố Bo, Tổng công ty Thép Việt Nam đề nghị nên có sự tham gia kiểm tra, kiểm định của các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để xác định chính xác hàm lượng chất này trong thép nhập khẩu.

VSA cũng đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm tìm ra giải pháp chống bán phá giá các loại thep hop, thep vuong và các loại ong thep, chống trợ giá xuất khẩu kịp thời để trợ giúp ngành thép. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.


Source: Internet