Tồn kho giảm do cắt giảm sản xuất
written by TrungLun0112
at Thursday, November 1, 2012
Tính đến ngày 1.10, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29.10, bộ Công thương cho biết chỉ số này đã giảm dần kể từ mức kỷ lục vào tháng 3.2012 là 34,9%, ba tháng qua duy trì ở mức 20%, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao trong khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá còn rất khó khăn.
Mức tồn kho giảm không phải do tình hình thị trường khả quan mà bởi doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, nhất là khối doanh nghiệp trong nước. Cụ thể như ngành sản xuất đường cắt giảm 38,4%; sản xuất thiết bị truyền thông giảm 73,2%; điện tử dân dụng giảm 14,2%; xe có động cơ giảm 5,4%; sản xuất môtô, xe máy giảm 23,5%...
Mức tồn kho giảm không phải do tình hình thị trường khả quan mà bởi doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, nhất là khối doanh nghiệp trong nước. Cụ thể như ngành sản xuất đường cắt giảm 38,4%; sản xuất thiết bị truyền thông giảm 73,2%; điện tử dân dụng giảm 14,2%; xe có động cơ giảm 5,4%; sản xuất môtô, xe máy giảm 23,5%...
Trong khi đó, lượng hàng tồn kho ở các ngành khác vẫn tiếp tục tăng cao như thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản tăng 23,9%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 55,1%; sản phẩm từ plastic tăng 56,5%; ximăng tăng 53,1%; sắt – thép – gang tăng 38,8%; dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 39,9%...
Các sản phẩm tồn kho chủ yếu tại các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ như than sạch tồn kho gần 9,4 triệu tấn; tinh quặng sắt tồn gần 98.000 tấn; phân bón các loại tồn kho gần nửa triệu tấn; quặng bôxít tồn 1,1 triệu tấn; quặng apatit gần 1 triệu tấn; thép, ôtô, bia, thuốc lá...
Nhiều ngành hàng đang bước vào mùa cao điểm sản xuất và tiêu thụ cuối năm như thực phẩm, bánh kẹo, may mặc, sắt thép... nhưng do sức mua suy giảm nên không thể đẩy mạnh sản xuất.
Nguồn tin: SOTT