Thép “nội” không phá sản khi Việt Nam ký kết VCUFTA
written by TrungLun0112
at Sunday, October 12, 2014
Trước những thông tin lo ngại về việc thép nội “phá sản hàng loạt” khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakshtan (VCUFTA) được ký kết, ngày 12/9, Bộ Công thương đã cho biết quan điểm chính thức về vấn đề. Theo đó, Bộ cho rằng những lo ngại này là hoàn toàn không có căn cứ xác đáng.
Bộ Công thương cho rằng VCUFTA trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG, vốn có nhiều tiềm năng nhưng hoạt động thương mại thực tế còn hạn chế. Bộ cũng thừa nhận, trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị.... Tuy nhiên, việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên, trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà ta có ưu thế sang thị trường các nước trên.
Thêm vào đó, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh Hải quan yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế, thì chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất. Mặt khác, Nga là đất nước rộng lớn, những trung tâm sản xuất thép của họ lại tập trung ở miền Trung, nên việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường, vốn đã là một đe dọa đối với thép trong nước. Do đó, nguy cơ cạnh tranh trên thị trường không lớn hơn những gì các DN thép nội đang phải đối mặt hiện nay
Bộ Công thương cho rằng VCUFTA trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG, vốn có nhiều tiềm năng nhưng hoạt động thương mại thực tế còn hạn chế. Bộ cũng thừa nhận, trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị.... Tuy nhiên, việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên, trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà ta có ưu thế sang thị trường các nước trên.
Thêm vào đó, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh Hải quan yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế, thì chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất. Mặt khác, Nga là đất nước rộng lớn, những trung tâm sản xuất thép của họ lại tập trung ở miền Trung, nên việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường, vốn đã là một đe dọa đối với thép trong nước. Do đó, nguy cơ cạnh tranh trên thị trường không lớn hơn những gì các DN thép nội đang phải đối mặt hiện nay