Còn nhiều khó khăn cho sản xuất thép
written by TrungLun0112
at Friday, January 18, 2013
Thị trường trong nước được dự báo khó khăn do thừa công suất; Xuất khẩu gặp phải những rào cản do bảo hộ thương mại, năm 2013 ngành thép đặt ra mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn (2-3%).
Có thể nói, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Chính phủ đã phải đưa ra những giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư công, đẩy lãi suất thương mại lên 18-20% năm 2011 và giảm còn 14-15% trong năm 2012, bên cạnh mặt rất tích cực nhưng những giải pháp này cũng gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó, ngành thép là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Cùng với đó là công suất sản xuất thép trong nước đã đến mức dư thừa do phát triển quá ồ ạt (tổng năng lực lên đến 17 triệu tấn phôi và thép thành phẩm các loại trong khi tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 10,5 triệu tấn năm 2012).
Đơn cử như với Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), ông Vũ Bá Ổn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết: Năm 2012 là năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty gặp khó khăn nhất từ trước tới nay. Do ảnh hưởng thị trường bất động sản “đóng băng” dẫn tới lượng thép tiêu thụ của toàn tổng công ty giảm mạnh, mà thép xây dựng là mặt hàng chủ lực của Vnsteel (chiếm tới ¾ sản lượng thép của tổng công ty). Có những tháng phần lớn các nhà máy chỉ hoạt động từ 40-45% công suất, thậm chí chỉ chạy 30% công suất để giữ chân người lao động.
Chưa hết khó vì nhu cầu giảm, thép trong nước còn gặp khó với thép nhập khẩu. Trong năm 2012, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lên đến trên 7 triệu tấn, mức nhập siêu lên đến 5 tỷ USD. Nguyên nhân khiến thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao là do từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), nhiều nước đã mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhiều hiệp định đa phương, song phương được ký kết với những cam kết giảm dần thuế nhập khẩu vào Việt Nam đã khiến lượng thép nhập khẩu tăng cao. Bên cạnh đó, cho đến nay, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số sản phẩm chủ yếu như thép xây dựng (thép thanh, thép cuộn, thép hình cỡ trung), thép ống hàn, thép mạ kim loại…
Các chủng loại như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí… vẫn phải nhập khẩu vì trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số loại thép phục vụ cho sản xuất như thép phế (70%), phôi thép để cán thép xây dựng… Chưa kể việc, năm 2012, một lượng thép hợp kim lớn của Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam đã được “phù phép” thành thép xây dựng để hưởng thuế 0%, từ đó bán với giá thấp hơn giá thép xây dựng của Việt Nam cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước.
Để giải quyết một phần khó khăn, nhiều DN thép lớn của nước ta đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu sản phẩm thép ra một số thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu… tuy nhiên số lượng xuất khẩu chưa nhiều, bên cạnh đó, do xuất khẩu trong tình hình kinh tế khó khăn, DN còn vấp phải những hàng rào bảo hộ hàng trong nước của các thị trường này. Trong năm 2012, DN thép đã vấp phải những vụ kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm cuộn cán nguội xuất khẩu vào Indonesia và Thái Lan, ống thép hàn vào Mỹ.
Với những khó khăn như vậy, theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng thép các loại sản xuất năm 2012 đạt khoảng 9,1 triệu tấn; xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2013 được dự báo sẽ là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn hơn nữa do suy thoái chung toàn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, việc giải tỏa tình hình “đóng băng” bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, những giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng ngay tức thì, những khó khăn cho sản xuất thép là điều không thể tránh khỏi. Theo dự báo của Bộ Công Thương, lượng sản xuất thép trong năm 2013 chỉ tăng trưởng khoảng 2% so với năm 2012, đạt khoảng 9,33 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo khuyến nghị của Bộ Công Thương và Hiệp hội Thép, những khó khăn và rào cản kể trên vẫn sẽ tồn tại trong năm 2013, do vậy, DN ngành thép cần tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất phôi thép để tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án như: Mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 công suất 500 ngàn tấn/năm; Nhà máy Gang thép Lào Cai 500 ngàn tấn/năm… để sớm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thép các năm sau và củng cố, phát triển hệ thống phân phối của ngành. Ngoài ra, các địa phương cần kiểm soát chặt việc cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho các dự án thép; Rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không đủ điều kiện triển khai, đồng thời tăng cường quản lý quy hoạch ngành thép, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư ngoài quy hoạch như thời gian vừa qua./.
Nguồn tin: VEN
Có thể nói, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Chính phủ đã phải đưa ra những giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư công, đẩy lãi suất thương mại lên 18-20% năm 2011 và giảm còn 14-15% trong năm 2012, bên cạnh mặt rất tích cực nhưng những giải pháp này cũng gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó, ngành thép là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Cùng với đó là công suất sản xuất thép trong nước đã đến mức dư thừa do phát triển quá ồ ạt (tổng năng lực lên đến 17 triệu tấn phôi và thép thành phẩm các loại trong khi tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 10,5 triệu tấn năm 2012).
Đơn cử như với Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), ông Vũ Bá Ổn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết: Năm 2012 là năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty gặp khó khăn nhất từ trước tới nay. Do ảnh hưởng thị trường bất động sản “đóng băng” dẫn tới lượng thép tiêu thụ của toàn tổng công ty giảm mạnh, mà thép xây dựng là mặt hàng chủ lực của Vnsteel (chiếm tới ¾ sản lượng thép của tổng công ty). Có những tháng phần lớn các nhà máy chỉ hoạt động từ 40-45% công suất, thậm chí chỉ chạy 30% công suất để giữ chân người lao động.
Chưa hết khó vì nhu cầu giảm, thép trong nước còn gặp khó với thép nhập khẩu. Trong năm 2012, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lên đến trên 7 triệu tấn, mức nhập siêu lên đến 5 tỷ USD. Nguyên nhân khiến thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao là do từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), nhiều nước đã mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhiều hiệp định đa phương, song phương được ký kết với những cam kết giảm dần thuế nhập khẩu vào Việt Nam đã khiến lượng thép nhập khẩu tăng cao. Bên cạnh đó, cho đến nay, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số sản phẩm chủ yếu như thép xây dựng (thép thanh, thép cuộn, thép hình cỡ trung), thép ống hàn, thép mạ kim loại…
Các chủng loại như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí… vẫn phải nhập khẩu vì trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số loại thép phục vụ cho sản xuất như thép phế (70%), phôi thép để cán thép xây dựng… Chưa kể việc, năm 2012, một lượng thép hợp kim lớn của Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam đã được “phù phép” thành thép xây dựng để hưởng thuế 0%, từ đó bán với giá thấp hơn giá thép xây dựng của Việt Nam cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước.
Để giải quyết một phần khó khăn, nhiều DN thép lớn của nước ta đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu sản phẩm thép ra một số thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu… tuy nhiên số lượng xuất khẩu chưa nhiều, bên cạnh đó, do xuất khẩu trong tình hình kinh tế khó khăn, DN còn vấp phải những hàng rào bảo hộ hàng trong nước của các thị trường này. Trong năm 2012, DN thép đã vấp phải những vụ kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm cuộn cán nguội xuất khẩu vào Indonesia và Thái Lan, ống thép hàn vào Mỹ.
Với những khó khăn như vậy, theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng thép các loại sản xuất năm 2012 đạt khoảng 9,1 triệu tấn; xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2013 được dự báo sẽ là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn hơn nữa do suy thoái chung toàn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, việc giải tỏa tình hình “đóng băng” bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, những giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng ngay tức thì, những khó khăn cho sản xuất thép là điều không thể tránh khỏi. Theo dự báo của Bộ Công Thương, lượng sản xuất thép trong năm 2013 chỉ tăng trưởng khoảng 2% so với năm 2012, đạt khoảng 9,33 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo khuyến nghị của Bộ Công Thương và Hiệp hội Thép, những khó khăn và rào cản kể trên vẫn sẽ tồn tại trong năm 2013, do vậy, DN ngành thép cần tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất phôi thép để tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án như: Mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 công suất 500 ngàn tấn/năm; Nhà máy Gang thép Lào Cai 500 ngàn tấn/năm… để sớm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thép các năm sau và củng cố, phát triển hệ thống phân phối của ngành. Ngoài ra, các địa phương cần kiểm soát chặt việc cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho các dự án thép; Rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không đủ điều kiện triển khai, đồng thời tăng cường quản lý quy hoạch ngành thép, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư ngoài quy hoạch như thời gian vừa qua./.
Nguồn tin: VEN