Ngành tôn thép VN cần giải pháp
written by TrungLun0112
at Friday, January 18, 2013
“Các doanh nghiệp thép đang trông chờ một giải pháp cho thực trạng bảo hộ thương mại của một số quốc gia ASEAN hiện nay” - ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tôn Hoa Sen, nhấn mạnh.
Việc thực hiện các cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% đến 5% khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) ASEAN có được một sân chơi chung nhằm phát triển cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng vững mạnh và cũng là thách thức to lớn đối với các DN Việt Nam phải vươn lên ngang tầm khu vực.
Gần 10 năm nhập siêu
Do nền kinh tế và các DN của Việt Nam chưa mạnh như các nước khác nên khi thực hiện cam kết này Việt Nam luôn phải nhập siêu. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam liên tục phải nhập siêu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Năm cao nhất nhập siêu từ Indonesia 936 triệu USD, Malaysia 1.320 triệu USD và Thái Lan 4.951 triệu USD.
Với nỗ lực để góp phần tăng trưởng thương mại, các DN Việt Nam đang cố đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN để giảm bớt nhập siêu và có điều kiện để tăng mậu dịch nội khối. Vậy mà một số mặt hàng của Việt Nam vừa đẩy mạnh xuất khẩu đã bị các DN và hiệp hội ngành hàng của nước sở tại kiện về chống bán phá giá và tự vệ đặc biệt thương mại và cho rằng “tăng trưởng XK nhanh làm tổn hại đến họ và đe dọa sản xuất trong nước”. Trong đó một số mặt hàng như tôn lợp nhà của Tập đoàn Hoa Sen đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan và Indonesia đã vấp phải các rào cản. Indonesia đã bắt đầu điều tra về tự vệ thương mại đối với tôn lợp nhà của Tập đoàn Hoa Sen. Thái Lan đang tiến hành kiện chống bán phá giá các sản phẩm của tập đoàn này.
Tôn Hoa Sen được đầu tư công nghệ hiện đại. Ảnh: BH
Bảo hộ thái quá
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngày 10-8-2012, Liên đoàn Công nghiệp Sắt thép Malaysia (MISIF) gửi thư cho VSA cảnh báo tôn phủ kim loại và sơn phủ màu của Việt Nam nằm trong nguy cơ bán phá giá. Tháng 10-2012, một phái đoàn gồm MISIF, các DN, trong đó có Bluescope Steel (là công ty đa quốc gia) đến làm việc với VSA.
Ngày 12-12-2012, Công ty Bluescope Steel (Indonesia) và Công ty Sunrise Steel (Indonesia) đã gửi đơn lên Ủy ban Tự vệ thương mại Indonesia (KPPI) tuyên bố rằng họ bị tổn hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng do mặt hàng được cán phẳng nhập khẩu vào Indonesia mã số HS 7210.61.11.00 gây nên và đề nghị chính phủ Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ thương mại. Ngay sau đó, ngày 19-12-2012, KPPI đã mở điều tra với mặt hàng trên.
Hoa Sen Group cho hay vào ngày 17-12-2012, Bluescope Steel Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, cũng như VSA xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thép mạ và sơn phủ màu thuộc nhóm HS 7210.70 lên mức 15% và áp dụng từ năm 2013.
Tìm hiểu của Hoa Sen Group cũng cho thấy Bluescope Steel Australia đã và đang thực hiện nhiều vụ kiện chống phá giá với các hàng hóa tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Điều này càng chứng tỏ sự quyết tâm của Bluescope Steel chống lại các nhà xuất khẩu nước ngoài thực hiện giao dịch vào những nơi mà họ có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngày 1-10-2012, Hiệp hội Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Thái Lan đã gửi thư cho VSA bày tỏ quan ngại có sự bán phá giá của tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm và tôn kẽm màu của Việt Nam. Ngày 18-12-2012, hiệp hội trên gửi thư cho VSA và Bộ Thương mại Thái Lan cảnh báo sẽ cân nhắc đệ đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá và/hoặc tự vệ thương mại chống lại các nhà sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ Việt Nam. Hiện cơ quan chống bán phá giá nước này đang xem xét đơn.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc bảo hộ thái quá này xuất phát từ lợi ích của một số công ty và tập đoàn đa quốc gia nhằm độc chiếm thị trường. Nếu không có giải pháp tích cực và sự can thiệp kịp thời sẽ gây bất bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các nước và tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại đến mục tiêu tự do hóa thương mại trong ASEAN; nhất là việc này lại diễn ra trước thềm hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN.
Chủ tịch HĐQT Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ cho rằng hành vi cục bộ ở phương diện quốc gia sẽ là mầm mống phá vỡ cấu trúc thị trường tự do mà các quốc gia ASEAN đang hướng tới, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các DN trong khu vực. Vì vậy các cơ quan của chính phủ các nước cần phối hợp và có động thái tích cực, kịp thời để đảm bảo được các nguyên tắc tự do thương mại đã cam kết trong ASEAN được thực thi, bảo vệ giá trị cốt lõi của quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường, bảo vệ tối đa lợi ích của người tiêu dùng trong khu vực ASEAN và giảm bớt gánh nặng nhập siêu cho Việt Nam.
Kết thúc quý I niên độ tài chính năm 2012-2013 (kể từ ngày 1-10-2012 đến ngày 31-12-2012) sản lượng tiêu thụ của HSG ước đạt 141.000 tấn (đạt 28,1% kế hoạch), trong đó sản lượng xuất khẩu ước đạt 67.000 tấn (gần 34% kế hoạch). Doanh thu thuần ước đạt 2.690 tỉ đồng (26,5% kế hoạch). Lợi nhuận sau thuế gần 125 tỉ đồng, đạt 34% kế hoạch đề ra. Sản lượng của HSG tiếp tục chiếm trên 40% thị phần cả nước.
Nguồn tin: Pháp luật
Việc thực hiện các cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% đến 5% khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) ASEAN có được một sân chơi chung nhằm phát triển cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng vững mạnh và cũng là thách thức to lớn đối với các DN Việt Nam phải vươn lên ngang tầm khu vực.
Gần 10 năm nhập siêu
Do nền kinh tế và các DN của Việt Nam chưa mạnh như các nước khác nên khi thực hiện cam kết này Việt Nam luôn phải nhập siêu. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam liên tục phải nhập siêu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Năm cao nhất nhập siêu từ Indonesia 936 triệu USD, Malaysia 1.320 triệu USD và Thái Lan 4.951 triệu USD.
Với nỗ lực để góp phần tăng trưởng thương mại, các DN Việt Nam đang cố đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN để giảm bớt nhập siêu và có điều kiện để tăng mậu dịch nội khối. Vậy mà một số mặt hàng của Việt Nam vừa đẩy mạnh xuất khẩu đã bị các DN và hiệp hội ngành hàng của nước sở tại kiện về chống bán phá giá và tự vệ đặc biệt thương mại và cho rằng “tăng trưởng XK nhanh làm tổn hại đến họ và đe dọa sản xuất trong nước”. Trong đó một số mặt hàng như tôn lợp nhà của Tập đoàn Hoa Sen đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan và Indonesia đã vấp phải các rào cản. Indonesia đã bắt đầu điều tra về tự vệ thương mại đối với tôn lợp nhà của Tập đoàn Hoa Sen. Thái Lan đang tiến hành kiện chống bán phá giá các sản phẩm của tập đoàn này.
Tôn Hoa Sen được đầu tư công nghệ hiện đại. Ảnh: BH
Bảo hộ thái quá
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngày 10-8-2012, Liên đoàn Công nghiệp Sắt thép Malaysia (MISIF) gửi thư cho VSA cảnh báo tôn phủ kim loại và sơn phủ màu của Việt Nam nằm trong nguy cơ bán phá giá. Tháng 10-2012, một phái đoàn gồm MISIF, các DN, trong đó có Bluescope Steel (là công ty đa quốc gia) đến làm việc với VSA.
Ngày 12-12-2012, Công ty Bluescope Steel (Indonesia) và Công ty Sunrise Steel (Indonesia) đã gửi đơn lên Ủy ban Tự vệ thương mại Indonesia (KPPI) tuyên bố rằng họ bị tổn hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng do mặt hàng được cán phẳng nhập khẩu vào Indonesia mã số HS 7210.61.11.00 gây nên và đề nghị chính phủ Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ thương mại. Ngay sau đó, ngày 19-12-2012, KPPI đã mở điều tra với mặt hàng trên.
Hoa Sen Group cho hay vào ngày 17-12-2012, Bluescope Steel Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, cũng như VSA xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thép mạ và sơn phủ màu thuộc nhóm HS 7210.70 lên mức 15% và áp dụng từ năm 2013.
Tìm hiểu của Hoa Sen Group cũng cho thấy Bluescope Steel Australia đã và đang thực hiện nhiều vụ kiện chống phá giá với các hàng hóa tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Điều này càng chứng tỏ sự quyết tâm của Bluescope Steel chống lại các nhà xuất khẩu nước ngoài thực hiện giao dịch vào những nơi mà họ có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngày 1-10-2012, Hiệp hội Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Thái Lan đã gửi thư cho VSA bày tỏ quan ngại có sự bán phá giá của tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm và tôn kẽm màu của Việt Nam. Ngày 18-12-2012, hiệp hội trên gửi thư cho VSA và Bộ Thương mại Thái Lan cảnh báo sẽ cân nhắc đệ đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá và/hoặc tự vệ thương mại chống lại các nhà sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ Việt Nam. Hiện cơ quan chống bán phá giá nước này đang xem xét đơn.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc bảo hộ thái quá này xuất phát từ lợi ích của một số công ty và tập đoàn đa quốc gia nhằm độc chiếm thị trường. Nếu không có giải pháp tích cực và sự can thiệp kịp thời sẽ gây bất bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các nước và tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại đến mục tiêu tự do hóa thương mại trong ASEAN; nhất là việc này lại diễn ra trước thềm hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN.
Chủ tịch HĐQT Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ cho rằng hành vi cục bộ ở phương diện quốc gia sẽ là mầm mống phá vỡ cấu trúc thị trường tự do mà các quốc gia ASEAN đang hướng tới, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các DN trong khu vực. Vì vậy các cơ quan của chính phủ các nước cần phối hợp và có động thái tích cực, kịp thời để đảm bảo được các nguyên tắc tự do thương mại đã cam kết trong ASEAN được thực thi, bảo vệ giá trị cốt lõi của quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường, bảo vệ tối đa lợi ích của người tiêu dùng trong khu vực ASEAN và giảm bớt gánh nặng nhập siêu cho Việt Nam.
Kết thúc quý I niên độ tài chính năm 2012-2013 (kể từ ngày 1-10-2012 đến ngày 31-12-2012) sản lượng tiêu thụ của HSG ước đạt 141.000 tấn (đạt 28,1% kế hoạch), trong đó sản lượng xuất khẩu ước đạt 67.000 tấn (gần 34% kế hoạch). Doanh thu thuần ước đạt 2.690 tỉ đồng (26,5% kế hoạch). Lợi nhuận sau thuế gần 125 tỉ đồng, đạt 34% kế hoạch đề ra. Sản lượng của HSG tiếp tục chiếm trên 40% thị phần cả nước.
Nguồn tin: Pháp luật