Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Doanh nghiệp trong vòng kim cô nợ xấu

Vấn đề vòng kim cô nợ xấu đang đang làm chết doanh nghiệp. Nếu không phá được cái này thì chúng ta không thể nào xử lý được vốn cho doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp trong vòng kim cô nợ xấu

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch năm 2013, diễn ra ngày 30/10.

Chào bán nợ xấu ra nước ngoài?

Đại biểu Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Tôi đồng ý với quan điểm của Bộ Tài chính, trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề này, tôi ủng hộ chủ trương thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu”, ông Đức nói.

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng cần giảm áp lực cạnh tranh của hàng tồn kho với hàng ngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu.

Ông Đáng dẫn chứng: Tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 254 về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, trong đó có Điều 5 về chính sách thuế quy định: riêng hàng hóa do cư dân nước có chung biên giới sản xuất nhập khẩu vào Việt Nam với hình thức mua bán trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập nếu giá trị hàng hóa đó không quá 2 triệu đồng/người/ngày. Như vậy, cư dân biên giới 1 ngày sẽ khuân về Việt Nam hàng trăm tấn hàng hóa các loại. Chiến lược hàng giá rẻ được miễn thuế này làm bóp chết ngành sản xuất Việt Nam, đẩy hàng Việt Nam vào kho.

“Nếu năng động hơn nữa thì Ngân hàng nhà nước, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nên đem nợ xấu chào hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế để họ mua lại nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu trong nước”, ông Đáng đề xuất.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) thì ví von hơn khi gọi nợ xấu là “chiếc vòng kim cô”, đang giết chết doanh nghiệp.

“Tôi thấy hình như có đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang ngồi ở đây quan tâm giùm cho, hiện nay vấn đề vòng kim cô nợ xấu đang làm chết doanh nghiệp. Hiện nay đang có tình trạng từ nợ xấu dường như trên thị trường đang quay vòng trở lại, tình trạng doanh nghiệp huy động vốn đã vượt phá trần 9% và cho vay không còn trần 15% như Ngân hàng nhà nước muốn. Tất cả những doanh nghiệp họ cho rằng muốn vay được là ngoài lãi suất còn nhiều khoản khác. Nếu không phá được cái này thì chúng ta không thể nào xử lý được vốn và tình trạng huy động được vốn nhưng tăng trưởng tín dụng không được, đây là vấn đề đẩy doanh nghiệp tiếp tục khó khăn”, ông Lịch nói.

Ông Lịch cũng đề nghị thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế do Thủ tướng đứng đầu. “Nếu làm lại theo kiểu hiện nay, tôi không tin rằng từng bộ, ngành có thể là tái cấu trúc từ ngân hàng cho tới thị trường, cho tới đầu tư và đặc biệt là tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế”.

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng nên thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu do Chính phủ điều hành.

“Hàng tồn đã giảm”

Lý giải những băn khoăn của một số đại biểu về vấn đề tồn kho, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: chỉ số hàng tồn kho ở lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo của cả nước vào 1/6 là 34,9%. Đây là mức cao so với thông lệ. Qua 3 tháng, chỉ số này giảm xuống còn 20,3%. Như vậy, qua 3 tháng chúng ta đã giảm được 14,6%.

Tuy vậy, Bộ trưởng Hoàng cũng thừa nhận có một số mặt hàng tồn kho, gồm: than, sắt, thép, phân bón, xi măng. Đặc biệt là thép, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ.

Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Vũ Huy hoàng cho biết: “trước hết chúng tôi đã làm việc với Hiệp hội thép, với Tổng công ty thép Việt Nam để điều chỉnh lại mức sản xuất cho phù hợp”. Ngoài ra, Bộ Tài chính đang cùng Bộ Công thương và các bộ, các ngành xem xét lại để có thể điều chỉnh thuế nhập khẩu cao hơn trong trần mà chúng ta thực hiện theo cam kết với tổ chức thương mại thế giới. Nếu cộng việc thuế này chúng ta tăng lên cùng với việc ngừng sản xuất, cộng với thắt chặt kiểm soát nhập khẩu, chúng tôi nghĩ rằng từng bước có thể giải quyết được tồn kho thép”.

Hiện có 12 doanh nghiệp đầu mối xăng, dầu, nhưng tổng thị phần của Petrolimex, PV Oil và Sài Gòn Petro chiếm tới khoảng 90%. Riêng Petrolimex đã chiếm khoảng 60%, đây chính là nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Qua nhiều lần tăng giá cho thấy các doanh nghiệp đồng loạt tăng giống nhau cả về thời điểm và mức tăng đây là điều bất thường. Có nhiều dấu hiệu nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đã vi phạm Điều 9, Điều 13 Luật Cạnh tranh về cấm thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh”, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nói.

Nguồn tin: (ĐVO)

Read More...

"Chúng ta không thể ngăn cản thép Trung Quốc"

Đăng đàn Quốc hội sáng nay (30.10), tư lệnh ngành công thương - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - đã phát biểu đầy lạc quan về vấn đề giảm hàng hóa tồn kho- một trong hai nút thắt của nền kinh tế.

 "Chúng ta không thể ngăn cản thép Trung Quốc"

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hàng tồn kho trong công nghiệp chế biến và chế tạo trước đây ở mức 24,9%, cao so với thông lệ. Tuy nhiên, đến 1.10 chỉ số tồn kho từ 24,9% đã xuống 20,3%, giảm được hơn 14%. Để so sánh, ông Hoàng đưa ra tỉ lệ tồn kho thời điểm 1.10.2011 với hiện tại (trong lĩnh vực này) là 21%, để khẳng định "Tồn kho có giảm".

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận hiện có 4 nhóm mặt hàng đang tồn kho rất cao, bao gồm than, sắt thép, phân bón, ximăng.

Mặt hàng than bình thường tồn 15%, tuy nhiên hiện tỉ lệ tồn kho đã lên tới 19%. Bộ trưởng cho biết, hiện tồn kho than đã rút được 1 triệu tấn. Từ giờ đến cuối năm, Chính phủ sẽ điều hành theo hướng giảm giá cho một số hộ tiêu thụ, và ông Hoàng nói hy vọng "sẽ quay trở lại (mức tồn kho) bình thường".

Đối với mặt hàng phân bón, lý do tồn kho cao được giải thích là "do lúc giao vụ", và "vào vụ đông xuân, khi nhu cầu tăng sẽ xử lý được vấn đề tồn kho phân bón".

Riêng đối với mặt hàng thép, Bộ Công Thương đưa ra con số tồn kho tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Có 3 nguyên nhân được đưa ra: Do nhu cầu giảm, khiến sản xuất thép vượt so với nhu cầu và do thép nhập. Trong khi đó, thị trường xây dựng- kể cả của xây dựng trong dân và nhà nước- đang phải thực hiện thắt chặt.

Theo ông Hoàng, tới đây, Bộ Công Thương sẽ làm việc với Hiệp hội Thép để điều chỉnh mức sản xuất. "Bộ Tài chính sẽ xem xét điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu, thắt chặt kiểm soát nhập khẩu".

Riêng đối với thép Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương giải thích: Theo quy định, chúng ta không được áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu nếu các sản phẩm của họ đảm bảo chất lượng". Và "không có số liệu cho thấy thép Trung Quốc chất lượng kém". Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận thực tế hiện tượng gian lận thương mại: "...khai là thép chế tạo để hưởng thuế suất thấp, thực tế lại là thép xây dựng''.

Nguồn tin: Lao động

Read More...

Nhập khẩu phế Đông Á yên ắng tuần qua

Giá phế liệu nhập khẩu vào khu vực Đông Á tuần qua khá yên ắng sau khi các nhà cung cấp nâng giá từ 7-10 USD/tấn.

Một thương nhân trong khu vực cho hay, có vẻ như các nhà cung cấp đang làm giá trong mùa đông với lý do việc thu thập và vận chuyển phế gặp nhiều khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt, nhưng đã không nhận được sự hưởng ứng của các khách hàng Đông Á trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm yếu kém như hiện nay, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan.

Theo đó, phế 80:20 và phế vụn của Mỹ chào bán cho Đài Loan trong tuần rồi với giá 345 USD/tấn và 352 USD/tấn cfr trong tuần rồi, tăng 7 USD/tấn so với tuần trước đó.


Một thương nhân Đài Loan cho hay, không có thông tin về việc đặt hàng ở các mức giá trên, hơn nữa khối lượng chào bán của Mỹ cũng không cao, chỉ 1.000 tấn mỗi loại cho các nhà máy. Các nhà máy Đài Loan nhắm muốn mua hai loại phế trên ở mức 340 USD/tấn cfr vì tình hình thị trường thép cây trong nước không khả quan.

Ngoài ra, Mỹ cũng chào bán phế vụn và phế 80:20 cho Trung Quốc ở mức 385 USD/tấn cfr và 380 USD/tấn cfr, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước đó. Tuy nhiên cũng nhận được cái lắc đầu vì các nhà máy chuộng phế trong nước có giá rẻ hơn. Hồi đầu tháng 10, Shagang đã mua loại phế trên của Mỹ với giá 370 USD/tấn cfr và 375 USD/tấn cfr.

Còn Việt Nam, một nhà máy đã chào mua hỗn hợp các loại phế bao gồm 50:50, 80:20 và vụn với giá 380 USD/tấn cfr, hầu như không nhận được hồi âm từ các nhà cung cấp vì giá chào mua thấp hơn so với giá chào bán ở mức 390 USD/tấn cfr đối với loại phế hỗn hợp như thế này.

Nguồn tin: internet

Read More...

Thị trường sắt thép ngày 30-10-2012

Chung Hung Steel, một trong những nhà sản xuất thép carbon chủ yếu của Đài loan, đã công bố giá thép giao tháng 11 vào ngày 25/10 .

Theo đó, hãng quyết định giữ nguyên giá thép nội địa giao tháng 11. Tuy nhiên, họ giảm giá thép xuất khẩu đi 10 USD/tấn cho những khách hàng chủ yếu trong khu vực.

Sau khi thông báo, giá thép cán nóng nội địa của hãng là 17.500-18.500 NT$/tấn; giá thép cán nguội là 20.500-21.500 NT$/tấn và thép mạ kẽm là 21.500-22.000 NT$/tấn.

(News Date)  Theo báo cáo, các nhà sản xuất ống thép Đài loan có kế hoạch điều chỉnh giá thép tháng 11 sau khi Chung Hung Steel công bố giá thép của họ.

Được biết, Chung Hung Steel,  thông báo giữ nguyên giá thép giao tháng 11  với đa số các sản phẩm của mình.

Bởi vậy, các nhà máy sản xuất ống thép có thể giữ giá ống thép giao tháng 11 không đổi.

(News Date)  Theo báo cáo, giá thép phế H2 bình quân của Nhật bản tại các khu vực Kanto, Central và Kansai là 21.521 yên/tấn trong tuần thứ tư của tháng 10, không đổi so với tuần trước.

Trong đó, giá thép phế H2 bình quân tại khu vực Kanto là 22.417 yên/tấn; tại Central là 19.520 yên/tấn và tại Kansai là 22.625 yên/tấn, tất cả không đổi so với tuần trước

(News Date)  Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung quốc, nước này xuất khẩu 135.166 tấn thép không gỉ trong tháng 9, tăng 18,8% so với tháng trước.

Trong tháng 9, nhập khẩu thép tấm không gỉ của nước này là 48.883 tấn, giảm 9,9% so với tháng trước.

Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thép tấm không gỉ của Trung quốc là 1,09 triệu tấn, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ của nước này là 433.847 tấn, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

(News Date)  Công ty thép khổng lồ Baosteel của Trung quốc có thể công bố giá thép nội địa không đổi cho hàng giao tháng 12.

Được biết, Baosteel giữ giá thép tấm bán trên thị trường nội địa một thời gian sau khi giảm 180 CNY/tấn trong tháng 9.

Giá thép cuộn cán nóng đã tăng 145 CNY/tấn trên thị trường nội địa từ giữa tháng 9 cho đến tuần thứ hai của tháng 10 do chính sách kinh tế của chính phủ.

Tuy nhiên, thép tấm bán vẫn chậm trên thị trường nội địa Trung quốc.

Nguồn tin công nghiệp cho biết, các nhà sản xuất thép tấm Trung quốc có thể giữ giá thép tấm nội địa không đổi mặc dù giá nguyên liệu thô như quặng sắt và than cốc đang giảm.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Thị trường sắt thép thế giới 29-10-2012

Nhật sẽ nâng giá xuất khẩu phế H2 vào cuối tuần này (26/10/2012)

Giá phế xuất khẩu của Nhật Bản đã chạm đáy và bắt đầu lấy lại đà răng trở lại kể từ tuần rồi.

Phế H2 của Nhật xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đầu tuần này tất cả đều dao động từ 23.000-23.500 Yên/tấn (288-249 USD/tấn) fob, tăng 500-1.000 Yên/tấn so với tuần trước.

Giá tăng kèm theo đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Đài Loan cũng mạnh hơn. Nhìn chung, Trung Quốc và Đài Loan ưa chuộng phế của Nhật hơn vì giá cả phải chăng hơn so với phế của Mỹ.

Các nhà kinh doanh phế được cho là sẽ nâng giá xuất khẩu từ 500-1.000 Yên/tấn vào cuối tuần này lên mức 24.500 Yên/tấn fob.

 Thị trường sắt thép thế giới 29-10-2012

Trong khi đó tại thị trường trong nước, các nhà sản xuất thép Nhật Bản dù đã có đủ nguồn phế dự trữ, nhưng vẫn tiếp tục gom hàng và nâng giá thu mua chút ít để đảm bảo nguồn cung vì sợ các nhà cung cấp găm hàng, trong bối cảnh việc thu thập phế khó khăn hơn trong mùa đông, cũng như việc các nhà cung cấp chuyển hướng xuất khẩu sang Trung Quốc và Đông Nam Á.

Hiện phế H2 có giá bán trong nước là 22.000 Yên/tấn (275 USD/tấn), tăng 500 Yên/tấn so

Sản lượng thép thế giới tháng 9/2012 tăng 3,3% (29/10/2012)

Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới - World Steel Association (Worldsteel), sản lượng thép thế giới (62 nước, bao gồm cả Trung Quốc) tháng 9 năm nay đạt 4,121 triệu tấn/ngày so với 3,988 triệu tấn/ngày của tháng 8.

Thị trường sắt thép thế giới 29-10-2012

So với tháng 8, sản lượng thép tháng 9 của thế giới tăng 3,3%, nhưng so với tháng 9 năm ngoái không thay đổi, đúng ra chỉ tăng 0,01%.Sản lượng của Trung Quốc trong tháng 9/2012 đạt 1,932 triệu tấn/ngày so với 1,893 triệu tấn/ngày hồi tháng 8, tăng 2,1%, nhưng so với tháng 9/2011 chỉ tăng 0,5%.

Thống kê của Worldsteel cho biết, sản lượng thép thế giới đạt mức cao lịch sử vào tháng 3/2012 - 4,278 triệu tấn/ngày, trong đó sản lượng của Trung Quốc là 1,986 triệu tấn/ngày – cũng là mức cao lịch sử.

Các nhà sản xuất Ấn Độ khả năng điều chỉnh giá HRC tháng tới (29/10/2012)

Các nhà kinh doanh thép cuộn cán nóng của Ấn Độ đang chờ xem liệu nhu cầu sụt giảm cũng như hàng nhập khẩu giá rẻ có khiến các nhà sản xuất trong nước để điều chỉnh giá bán trong tháng 11 hay không.

Hiện HRC IS 2062 grade A/B 3mm có giá xuất xưởng trong nước vào khoảng 32.500-33.500 Rs/tấn (607-626 USD/tấn), trong khi hàng nhập khẩu nếu cộng thêm thuế nhập 7.5% thì giá vào khoảng 565-582 USD/tấn.

Thị trường sắt thép thế giới 29-10-2012

Các nhà kinh doanh lo ngại rằng hàng giá rẻ chủ yếu từ Trung Quốc đặt mua từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 với giá 530-550 USD/tấn cfr sẽ về nhiều trong tháng này và tháng tới, trong khi đó Ấn Độ đang bước vào mùa lễ, qua đó sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất trong nước, một thương nhân ở Visakhapatnam cho hay:”Chúng tôi cho rằng triển vọng thị trường trong tháng 11 sẽ ảm đạm hơn. 


Read More...

Đại gia thép mơ thời buôn sắt vụn

Thời điểm này, nhiều ông chủ doanh nghiệp sắt thép từng có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng tại Hải Phòng lại mơ được trở về những ngày làm ông chủ buôn sắt vụn. “Nếu cứ làm ông chủ buôn sắt vụn thì giàu to rồi, đằng này đi lập doanh nghiệp mong làm ăn lớn, bài bản thì nay ngắc ngoải, thậm chí vô tù tội...”, một chủ doanh nghiệp than.

Nếu chỉ buôn sắt vụn…

Trong tiếng máy ì ầm trên bãi phá dỡ tàu cũ, ông Nguyễn Hữu Bôn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Công ty TNHH Việt Thắng – công ty chuyên sửa chữa và phá dỡ tàu cũ - thở dài ngao ngán.

“Trước đây, Hải Phòng có hơn chục bãi phá dỡ tàu cũ, và vô số bãi buôn bán phế liệu (máy móc, sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép…) dọc đường 5 cũ, ven bờ sông Cấm. Giờ chỉ còn vài bãi hoạt động cầm chừng thôi”.

Ở tuổi 76, ông Bôn được xem như pho sử sống của làng buôn phế liệu Hải Phòng, nếm trải bao thăng trầm của nghề.

Ông không thể ngờ tình cảnh này đối lập với viễn cảnh tươi sáng mà những chủ buôn sắt thép, phế liệu kỳ vọng khi bước vào làm ăn lớn. Nhất là khi số tiền lời từ buôn phế liệu mỗi ngày thời hoàng kim có thể mua được cả ôtô.

Những năm 2000, kinh doanh thuận lợi, những ông chủ buôn phế liệu giàu lên nhanh chóng.

Với lưng vốn vài chục tỷ, nhiều đại gia sắt vụn thành lập các công ty gia đình, không ngừng tăng quy mô hoạt động, đồng thời mở rộng kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy móc, sắt thép, ô tô, bất động sản, sản xuất phôi, thép...

Nếu chỉ buôn sắt vụn, thời điểm đó giắt lưng vốn vài chục tỷ là đã giàu to. Nhưng số vốn này chẳng thấm vào đâu so với các doanh nghiệp sản xuất thép cỡ lớn, nhu cầu vốn cả nghìn tỷ đồng.

Trong làng buôn phế liệu, ông Phạm Văn Thụ là một chủ buôn cỡ vừa, có tiếng làm ăn đàng hoàng và nhạy bén. Những năm đầu lập doanh nghiệp, Công ty CP công nghiệp và thương mại Thái Sơn của ông đã phất lên nhanh, đứng đầu về kinh doanh thép ở khu vực đường 5.

Doanh thu bình quân hơn 6.000 tỷ đồng/năm, sản lượng tiêu thụ khoảng 10-20 nghìn tấn/tháng.


Thẳng đà thắng lớn, Công ty Thái Sơn còn thành lập thêm 8 công ty con, một nhà máy đóng tàu, một nhà máy thép phôi. Ngoài ra, các con ông Thụ còn có hơn chục công ty cũng kinh doanh sắt thép.

Làm lớn, phải vay thêm vốn ngân hàng. Thời gian đầu, ông Thụ được nhiều ngân hàng mời chào tiếp vốn vì lãi lớn.

Nhưng đến năm 2008, giá thép giảm mạnh tới 40%, tiêu thụ khó khăn, ông Thụ bắt đầu gặp khó khi tất cả vốn liếng đã “chôn” hết vào các dự án, hàng hóa, bất động sản.

Đến cuối năm 2011, ông Thụ đã nợ 12 tổ chức tín dụng 750 tỷ đồng với lãi suất cao ngất tới 24%/năm.

Lúc này, sự bề thế và hoành tráng của doanh nghiệp do gia đình ông Thụ làm chủ, trở thành gánh nặng lớn, mà bản thân chủ doanh nghiệp này không còn đủ khả năng và trình độ để xử lý.

Trong vòng 4 năm (2008-2011), ông Thụ đã xoay xở trả hơn 400 tỷ đồng tiền lãi cho ngân hàng.

Gặp cơn bĩ cực, ngân hàng lại đóng cửa tín dụng, doanh nghiệp của ông Thụ không có nguồn vốn mới để kinh doanh, ông Thụ ngày càng sa lầy vào khối nợ.

Tháng 8-2012, một chủ nợ đã tố cáo cha con ông Thụ lừa đảo, chiếm đoạt vốn vay. Lúc này, công ty Thái Sơn còn nợ 12 tổ chức tín dụng hơn 700 tỷ đồng. Rốt cục ông Thụ vướng vòng lao lý, bị bắt tạm giam.

Chết vì bệnh “hoành tráng”

Cũng đi lên từ nghề buôn sắt vụn cùng thời với ông Thụ, là ông Nguyễn Cao Bằng - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vạn Lợi. Năm 1993, công ty của ông Bằng chính thức “định cư” tại Hải Phòng, chuyên kinh doanh phế liệu và thép thành phẩm.

Năm 1997, Công ty TNHH Vạn Lợi mua lại nhà máy cán thép Nam Đô (công suất 200.000 tấn/năm) tại khu vực Quán Toan và đoạn tuyệt hẳn với quá khứ buôn phế liệu.

Liên tục các năm sau đó, ông Bằng và Công ty Vạn Lợi đã vay vốn từ nhiều ngân hàng để hình thành nên một Khu liên hợp gang thép Vạn Lợi, với số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Trong đó, có nhà máy luyện phôi thép gồm 2 giai đoạn (2003-2007), tổng công suất 600.000 tấn/năm, tổng đầu tư 660 tỷ đồng; nhà máy luyện gang công suất 300.000 tấn/năm.

Ngoài ra, ông Bằng còn đầu tư vào các dự án mỏ quặng sắt (Hà Tĩnh và Bắc Kạn), lập kế hoạch phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán và đặt mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2007.

Khủng hoảng kinh tế nổ ra đã phá tan các dự định này của ông chủ Vạn Lợi. Đến nay, dù đã tìm cách bán cổ phần tại hai mỏ sắt, rao bán nhà máy phôi thép, nhà máy luyện gang, thì Vạn Lợi vẫn chưa trả được khối nợ khổng lồ hơn 990 tỷ (dư nợ tại 6 tổ chức tín dụng tính đến tháng 8-2011).

Đến tháng 3-2011, Vạn Lợi phải ngừng hoạt động nhà máy gang do tài chính khó khăn. Từ đó đến nay, nhà máy phôi thép hoạt động cầm chừng, liên tục thua lỗ và được đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của 6 chủ nợ.

Theo nguồn tin riêng của PV Tiền Phong, Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) đã đàm phán và bán xong một nửa nhà máy sản xuất phôi thép (gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất của giai đoạn 2, công suất 300.000 tấn/năm) cho công ty Thép Nam Vang.

Mặc dù, giá bán không được tiết lộ, nhưng tháng 10-2012, Thép Nam Vang đã làm thủ tục nhận lại hết công nợ của Công ty Thép Vạn Lợi. Trong đó, khoản đã đầu tư vào nhà máy phôi là 385 tỷ đồng.

Tháng 8-2012, Thép Nam Vang đã tiếp quản phần tài sản này, và hiện đang thuê lại một nửa nhà máy trong vòng 6 tháng để tiếp tục đàm phán với các chủ nợ.

Thuộc thế hệ hậu sinh và cũng đi lên từ nghề phá dỡ tàu cũ, anh M- Giám đốc một công ty thép tại Hải Phòng không muốn chia sẻ nhiều vì giờ đang là con nợ.

“Đầu năm 2009, mình tách ra thành lập công ty riêng kinh doanh sắt thép, phế liệu. Mỗi lô hàng trị giá hơn chục tỷ đồng rồi, nên chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Trong khi, lợi nhuận giờ rất thấp, chỉ bù bằng khối lượng lớn. Chính vì phải vay vốn nên mới chết vì lãi mẹ đẻ lãi con”.

Theo anh M, mỗi năm, công ty của anh đạt doanh số 70-80 tỷ đồng/năm. Nhưng vì lãi vay cao, nên chẳng còn lời và ngày càng thua lỗ.

Vị giám đốc trẻ chỉ có thời gian thành công ngắn ngủi. Đầu năm 2012, anh M phải bán căn nhà đang ở để trừ vào khoản nợ gần 10 tỷ đồng của ngân hàng.

Lý giải về những cái chết của các đại gia này, ông Bôn cho rằng: “Sản xuất và kinh doanh thép đòi hỏi vốn cực lớn, nên phải vay ngân hàng nhiều. Cộng với việc họ phát triển quá nhanh, vượt quá trình độ quản lý. Đây là cái chết của những con ếch phồng bụng quá nhanh”.

Hơn nữa, theo ông Bôn, chính sách vĩ mô thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Nguồn tin: TP

Read More...

Người mua HRC TQ đang trở lại thị trường

Mặc dù có nhiều thông tin về sản lượng thép Trung Quốc tăng sẽ kìm hãm sự hồi phục của giá thép cuộn cán nóng, tuy nhiên hầu hết các nhà kinh doanh đều bày tỏ sự lạc quan đối với triển vọng thị trường sẽ còn diễn biến tích cực từ ba đến bốn tuần nữa.

Dù vẫn lạc quan đó, nhưng các nhà kinh doanh vẫn rất thận trọng đối với các giao dịch trong tuần này, và chưa có sự điều chỉnh nào đối với giá. Trong đó HRC Q235 5.5mm tại Thượng Hải và Lecong (Quảng Đông) vẫn duy trì lần lượt ở các mức 3.750-3.780 NDT/tấn và 3.800-3.830 NDT/tấn, đã gồm VAT 17% như trong ngày thứ Hai đầu tuần. Thậm chí một số thương nhân sẵn sàng chiết khấu cho người mua 5-10 NDT/tấn để đảm bảo giao dịch thành công.

Người mua Trung Quốc đã trở lại thị trường thời gian gần đây để tái bổ sung nguồn tích trữ, mặt khác người mua cũng mua vào một phần do những tin đồn giá sẽ còn tăng nữa vì chính phủ sẽ công bố thêm nhiều giải pháp kinh tế trước thềm phiên họp quốc hội diễn ra vào đầu tháng 11.

 

Một thương nhân ở Lecong khoe rằng riêng trong ngày thứ Ba tuần này đã bán được đến 800 tấn HRC, trong khi những tháng trước (từ tháng 7 đến tháng 8) chỉ bán được 1.000-2.000 tấn bình quân mỗi tháng, điều này cho thấy nhu cầu đang bình phục trở lại.

Một nhà phân tích ở Thượng Hải cho biết hiện lượng hàng tồn ở 23 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 11,5% so với đầu tháng 8 xuống còn 3,4-3,5 triệu tấn, khả năng lượng tồn này sẽ tăng vào cuối tháng tới vì các nhà sản xuất khôi phục sản xuất, vì vậy giá cả thị trường được cho là sẽ bất ổn trong thời gian đó.

Read More...

Thị trường sắt thép ngày 27-10-2012

Giá thép phế H1 bình quân của Mỹ tại các khu vực Pittsburgh, Chicago và Philadelphia là 304,17 USD/tấn dài vào ngày 22/10, không đổi so với tuần trước.
Giá thép phế H1 của Mỹ đã giữ nguyên trong 2 tuần liên tiếp.

Trong đó, giá thép phế H1 bình quân tại Pittsburgh là 299,5 USD/tấn dài, ở Chicago là 309,5 USD/tấn dài và ở Philadelphia là 303,5 USD/tấn dài, tất cả không đổi so với tuần trước.

Trong thời gian này, giá thép phế H1 bình quân tại New York, Boston, và Houston  là 275,83 USD/tấn dài, không đổi so với tuần trước.

(News Date)  Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Thế giới, Iran sản xuất 10,7 triệu tấn thép từ tháng Giêng đến tháng Chín, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng sản lượng thép của Iran là khác thường nếu so sánh với các nước sản xuất thép lớn khác. Được biết, sản lượng thép thô của Đức, Tây ban nha, Anh và Ucraine giảm 4,9%, 11,9%, 2% và 5,4% tương ứng với mỗi nước trong cùng thời gian.

Số liệu cũng chỉ ra rằng Iran đã trở thành nước sản xuất thép quan trọng trên thế giới  nhờ những công suất mới đưa vào vận hành.

(News Date)  Hãng thép lớn thứ hai của Nhật bản, JFE Holdings Inc., nói họ giảm triển vọng lợi nhuận cả năm nay xuống còn một nửa do sự phục hồi chậm của các nhà máy cán thép châu Á và nhu cầu yếu của các nhà sản xuất ô tô.

Nguồn cung thép dư thừa ở khắp châu Á ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thép trong khu vực này. Ngoài ra, nhu cầu ô tô nội địa yếu sau khi chính phủ bỏ trợ giá cho những loại ô tô không thân thiện với môi trường.

Gần đây, căng thẳng giữa Trung quốc và Nhật bản tăng bắt đầu từ tháng trước xung quanh vấn đề đảo biển dẫn đến người Trung quốc chống lại xe hơi Nhật.

Kết quả là JFE lỗ 5,8 tỷ yên trong quý 3 so với lợi nhuận 25,2 tỷ yên của quý tương ứng của năm ngoái.

Hãng cũng đã thay đổi dự báo lãi còn 45 tỷ yên trong năm 2013 thay vì 90 tỷ yên trong dự báo trước đây.

(News Date)  Theo số liệu thống kê của Fedeeracciai, sản lượng thép thô của Italy trong tháng 9 là 2,365 triệu tấn, giảm 7,8% so với tháng trước và giảm 15,5% với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng thép của nước này đã giảm 6 tháng liên tiếp.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Italy sản xuất 20,853 triệu tấn thép thô, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, sản lượng thép thô của nước này trong quý 3 năm nay ước tính là 5,986 triệu tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.


(News Date)  Hãng Baosteel của Trung quốc vừa thông báo giá thép lá tráng thiếc tháng 12. Theo đó, giá thép lá tráng thiếc giao tháng 12 dày 2mm là 7.122 CNY/tấn; thép lá tráng thiếc dày 0,35mm là 5.882 CNY/tấn, tất cả không đổi so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, Baosteel giảm chiết khấu đã làm giá thép thực tế tăng 400 CNY/tấn.

(News Date)  Theo số liệu thống kê, Nga xuất khẩu 440.000 tấn thép phế trong tháng 8, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ đầu năm đến nay.

Trong tháng 8, Thổ nhĩ kỳ là nước nhập khẩu nhiều thép phế nhất của Nga với 233.000 tấn, tăng 44,8%.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Thổ nhĩ kỳ nhập khẩu  nhiều nhất với 1,425 triệu tấn thép phế từ Nga, tăng 2,8%; Hàn quốc là nước thứ hai với 569.000 tấn, tăng 51,1%, Tây ban nha là nước thứ ba với 260.000 tấn, giảm 15,5%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.

(Reuters)  Theo Reuters, giá thép thanh tương lai tại Sở giao dịch Tương lai Thượng hải tăng trong ngày 24/10 sau khi dự báo số liệu sẽ công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang phục hồi dần sau 7 quý suy giảm liên tục.

Những hợp đồng chủ yếu giao tháng 5/2013 trên Sở giao dịch Tương lai Thượng hải đạt mức giá 3.683 CNY/tấn, tăng 0,6%  lúc gần giờ nghỉ trưa, sau khi giảm 2% trong ngày 23/10/2012.

Chỉ số quản lý mua sắm HSBC tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng với mức 49,1 điểm trong tháng 10/2012 cho thấy đơn đặt hàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2012.

Đây là cuộc khảo sát đầu tiên về thực tế hoạt động kinh tế ở Trung quốc kể từ sau khi công bố tăng trưởng GDP chính thức của quý 3 là 7,4%, mức thấp nhất kể từ quý 1/2009.

Nguồn tin: Bảo Luân

Read More...

Chặn thép Trung Quốc đội lốt bằng cách nào!?

Đến hết tháng 9-2012, VN đã nhập hơn 8,3 triệu tấn thép các loại và nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu gần 5,9 tỉ USD. Trong đó, phần lớn là nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc (TQ).

Là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới (chiếm 1⁄2 sản lượng thép của thế giới) với số lượng xuất khẩu hằng năm hơn 50 triệu tấn thép, khi kinh tế TQ năm 2012 phát triển chậm lại, lượng sắt thép tiêu thụ trong nước giảm, các nước nhập khẩu thép lớn của TQ như Mỹ và Tây Âu... giảm nhập khẩu, thì việc đẩy thép sang VN và các nước Đông Nam Á là đương nhiên. Vấn đề là chúng ta phải có biện pháp đối phó như thế nào khi thép họ vào VN thoải mái, bài bản, còn thép VN đưa sang các nước chưa gì đã bị cảnh báo hoặc cáo buộc bán phá giá, bị kiện tụng triền miên?



Theo số liệu Hiệp hội Thép VN (VSA) thống kê từ năm 2010 đến tháng 7-2012, có khoảng 217.000 tấn thép xây dựng dạng cuộn, chừng 78.000 tấn thép xây dựng dạng cây, 130.000 tấn thép hình được nhập khẩu từ TQ. Nếu xét về mặt số lượng, con số này chẳng ảnh hưởng đến ngành thép trong nước. Nhưng nếu tính bảy tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ 2011, thép xây dựng dạng cuộn nhập khẩu từ TQ vào VN đã tăng 557,3%, thép xây dựng dạng cây tăng 122,7% và thép hình tăng tới... 1.612%!


Vì sao thép nhập khẩu từ TQ vào VN lại tăng vọt như vậy?

Thứ nhất, thép của TQ so với các nước trên thế giới đều có giá rẻ hơn do sản xuất nhiều, tự túc được phần lớn nguyên liệu như than, quặng, nhân công rẻ. Thứ hai, TQ có chính sách hỗ trợ xuất khẩu rất mạnh như thuế xuất khẩu thép là 0%, khi xuất khẩu được thoái thu thuế VAT (tới 9%) nên thép xuất sang các nước như VN có giá chênh với thép trong nước tới vài triệu đồng/tấn là điều hiển nhiên. Thứ ba, TQ tận dụng những quy định về thuế suất ký với các nước để tìm lợi thế và việc đưa nguyên tố boron (B) vào tất cả loại thép xuất khẩu là một ví dụ điển hình.

Theo tôi, cần lưu ý đặc biệt nguyên nhân thứ ba. Nếu thép cuộn (ö6, ö8mm) nhập vào VN phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu là 10%, nhưng khi pha hợp kim B (với hàm lượng thấp 0,008% có giá thành rất rẻ) sẽ chuyển thành thép hợp kim với mức thuế suất nhập khẩu là 0%. Bằng biện pháp này, TQ đã đưa hợp kim B vi lượng vào hầu hết sản phẩm thép xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như thép tấm, thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép xây dựng, thép hình... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất trong nước. Điều đó lý giải vì sao khi thép cuộn có chứa hợp kim B “vào” được đến VN thì mặc nhiên có giá rẻ hơn so với thép cuộn (nguyên chất) sản xuất trong nước tới 2 triệu đồng/tấn.

Để ngăn chặn tình trạng này, VSA đề xuất được kiểm tra 100% lô hàng ngay tại cảng nhập khẩu kèm truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu. Đồng thời, Bộ Công thương và các cơ quan hải quan, quản lý thị trường cần theo sát số liệu thép nhập khẩu để bảo đảm không có gian lận thương mại, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn ban hành để không bị thép giá rẻ, thép phi chất lượng ảnh hưởng đến thị trường thép trong nước.

Xa hơn, cần học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... đưa ra các quy trình kiểm soát chặt chẽ các đơn vị nhập khẩu thép hộp, thép vuông, ống thép, yêu cầu phải thực hiện việc đăng ký, có chứng nhận chất lượng theo thủ tục quy định nhằm hạn chế nhập khẩu tràn lan.

PHẠM CHÍ CƯỜNG (chủ tịch Hiệp hội Thép VN)

Nguồn tin: Tuoitre

Read More...

Ống thép VN thằng kiện nhưng vẫn phải chịu thuế

Do Mỹ nghi ngại có hiện tượng ống thép Trung Quốc được nối và ghép tại Việt Nam, sau đó được gắn nhãn sản phẩm Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ

Ngày 18/10 vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định cuối trong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàng ống thép hàn các bon (CWP) nhập khẩu từ ViệtNam.

Theo đó, DOC đã chính thức loại bỏ cả 17/17 chương trình, chính sách bị cáo buộc là trợ cấp và do đó sẽ chính thức chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với ống thép hàn các bon của Việt Nam.

Điều đó, đồng nghĩa với việc các lô hàng ống thép hàn  các bon của Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ kể từ sau ngày 30 tháng 3 năm 2012 với mức thuế suất trợ cấp bằng 0%.

Ống thép VN thằng kiện nhưng vẫn phải chịu thuế

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội sắt thép Việt Nam (VSA), đây là vụ đầu tiên ngành thép bị kiện, nhưng với sự chủ động trong hợp tác điều tra, đảm bảo tuân thủ mọi quy tắc trong thương mại quốc tế đã giúp cho ngành thép và các doanh nghiệp thép trong nước thắng kiện.

"Các doanh nghiệp sản xuất thép ống, thép vuông, thép hộp không được Chính phủ trợ cấp, hoạt động kinh doanh sòng phẳng như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, giữa giá sản xuất và giá bán ra của Việt Nam thấp hơn là do giá lao động của Việt Nam thấp hơn” – ông Nghi nói.

Tuy nhiên, ông Nghi cũng chia sẻ thêm rằng, việc không bị áp thuế chống bán phá giá mới chỉ là thông tin, vì trên thực tế, cơ quan thương mại Mỹ vẫn đánh thuế các sản phẩm thép carbon của Việt Nam nhập khẩu vào nước này, với mức áp thuế từ 4 - 27%. 

Ống thép VN thằng kiện nhưng vẫn phải chịu thuế

Bản chất của vụ việc này, theo ông Nghi, là do Mỹ nghi ngại có hiện tượng ống thép Trung Quốc được nối và ghép tại Việt Nam, sau đó được gắn nhãn sản phẩm Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ, tức là vi phạm quy định hải quan trong việc nối và ghép ống thép không làm thay đổi xuất xứ hàng hóa.

Trên thực tế, nhu cầu của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này xấp xỉ gần 3 tỷ USD/năm. Trong khi nhà sản xuất ống thép hàng đầu thế giới là Trung Quốc - vốn chiếm 95% thị phần nhập khẩu của Mỹ, hiện đang chịu mức thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2009 ở mức 17,7 - 39,2%.

Cũng theo ông Nghi, doanh nghiệp có lượng ống thép xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ là Thép SeAH Việt Nam (Đồng Nai) bị đánh thuế với mức 3,96%; Công ty Chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) là 5,17%;

Còn 3 nhà sản xuất khác là Công ty Cổ phần Thép Sunco, Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Phát bị áp thuế ở mức 4,57%; và mức thuế chung áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép trên toàn quốc là 27,96%.

“Hiện nay, đại diện luật sư của các doanh nghiệp thép Việt Nam đang làm việc lại với DOC để có thông tin chính xác cuối cùng” – ông Nghi nói.

Nguồn tin: TTVN

Read More...

Gỡ khó thép nội: không chỉ bằng chính sách

Các chuyên gia từng dự báo, thị trường thép quý IV/2012 sẽ khả quan hơn do nhu cầu xây dựng cuối năm tăng, song thực tế đang chứng minh ngược lại.

 

Tiêu thụ chưa thấy khả quan mà thép nhập khẩu (NK), nhất là thép giá rẻ Trung Quốc vẫn "ùn ùn" kéo về, khiến ngành thép càng khó khăn. Phóng viên báo KT&ĐT đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Tiến Nghi về những giải pháp tháo gỡ khó cho ngành thép hiện nay.

 

Cách đây ít lâu, nhiều chuyên gia dự báo thị trường thép quý IV sáng sủa hơn, tuy nhiên hiện nay, lượng thép tồn kho tại các nhà máy đang tăng từng ngày. Ông giải thích thế nào về tình trạng này?

- Theo thống kê, đến đầu tháng 10, riêng thép xây dựng tồn kho của các thành viên VSA đã vượt 328.000 tấn, cao hơn nhiều so với mức cho phép 200 - 250.000 tấn/tháng. Trong khi lượng tiêu thụ tính đến tháng 10 chỉ đạt 3.307.000 tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù trước đó, chúng tôi dự kiến quý IV vào mùa xây dựng có thể tiêu thụ trung bình 400.000 tấn/tháng như năm ngoái, nhưng thực tế qua nửa đầu tháng 10, tình hình vẫn chưa khả quan hơn quý III, tức chỉ khoảng 360.000 tấn/tháng.

Trong khi đó, thị trường trong nước cung vẫn vượt xa cầu, các nhà máy thép xây dựng chỉ phát huy được 50% công suất thiết kế, thậm chí nhiều công ty đứng trước nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp (DN) tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thì vướng thuế chống bán phá giá.

Thép tồn kho chưa giảm, trong khi thép Trung Quốc giá rẻ lại ồ ạt tràn vào, càng khiến sản xuất thép trong nước gặp khó. Theo ông đâu là nguyên nhân chính của vấn đề?

- Theo số liệu Hải quan, tổng lượng thép và nguyên liệu NK đến giữa tháng 9/2012 đạt tới 8 triệu tấn, trong đó riêng thép xây dựng hợp kim (chứa Bo) NK trong 7 tháng đầu năm nhiều gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Vấn đề là thép xây dựng NK chịu thuế 15% theo quy định chung và 5% theo Hiệp định thuế quan ASEAN+Trung Quốc, nhưng thép hợp kim được hưởng 0% nên khi vào nước ta sẽ bán được giá rất rẻ. Trong thép chỉ cần lượng Bo chiếm 8o/oo (tám phần ngàn) cũng được coi là hợp kim rồi, khó máy móc nào phát hiện. Trong khi nếu đúng tiêu chuẩn, ngoài Bo phải có các thành phần Crôm, Titan, Mangan… theo tỷ lệ nhất định mới tạo thành thép hợp kim, dùng để sản xuất thép xây dựng đảm bảo chất lượng. Rõ ràng ở đây có sự nhập nhèm giữa thép hợp kim đúng tiêu chuẩn và thép hợp kim kém chất lượng.

Ông nói vậy phải chăng có tiêu cực trong việc kiểm soát NK thép?

- Thực tế quy định còn nhiều lỏng lẻo, tiêu cực ở cửa khẩu chưa giải quyết được… nên người ta tìm mọi cách "lách" để khai báo là nhập thép hợp kim. Còn sản phẩm thực tế có hợp kim không, vào trong nước có sử dụng được không, bao nhiêu đơn vị NK loại thép này… chắc chỉ hải quan biết.

Trong tình cảnh này, nên tháo gỡ cho DN sản xuất thép theo hướng nào?

- Tôi cho rằng cái khó nhất với DN thép hiện nay không còn là vốn mà là đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, trước mắt cần giảm ngay thuế VAT từ 10% còn 5% cho thép xây dựng để kích cầu, giải ngân nhanh những dự án đầu tư công không chủ trương cắt giảm nữa. Cùng với hâm nóng thị trường bất động sản, cần tạo chính sách thuế theo hướng khuyến khích XK thép, những DN có nhu cầu NK nguyên vật liệu cần được cung cấp đủ ngoại tệ với tỷ giá ổn định. Từ T.Ư đến địa phương phải dừng cấp phép đầu tư cho những sản phẩm trong nước cung vượt cầu như thép xây dựng, thép cán nguội, tôn mạ, thép hình cỡ nhỏ…

Một biện pháp rất quan trọng là có ngay chính sách hữu hiệu hạn chế thép ngoại giá rẻ để bảo vệ thép nội.

Cuộc chiến với thép ngoại giá rẻ đang làm đau đầu cơ quan quản lý. Vậy, theo ông đâu là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề?

- Bên cạnh việc siết chặt hoạt động tại các cửa khẩu, Nhà nước nên xem xét nâng thuế NK thép, hoặc dùng các biện pháp phi thuế quan để kiểm soát NK những sản phẩm trong nước đã sản xuất được. Nếu cần thiết có thể kiện chống bán phá giá, với điều kiện DN Việt Nam chứng minh được thép Trung Quốc nhập về Việt Nam rẻ hơn thép bán tại Trung Quốc… Áp dụng biện pháp này phải thận trọng để tránh lợi bất cập hại, vì từ trước đến nay ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc.

Cùng với cơ chế chính sách, bản thân DN thép cần tìm thị trường XK mới, nhằm giảm áp lực trong nước, tăng cường đổi mới công nghệ để nâng "sức đề kháng", giảm giá thành giúp giảm giá bán... Tôi cũng muốn nhấn mạnh, DN cần thay đổi tư duy, có thể chung nhau đầu tư một nhà máy "ra tấm ra món" thay vì cứ làm riêng dẫn đến đầu tư manh mún, mua lại đồ thải của Trung Quốc, dẫn đến sản phẩm kém sức cạnh tranh…

Xin cảm ơn ông!

Tiêu thụ thép cả năm vẫn "âm" 7 - 11%

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, thép xây dựng tồn kho tới đây khó có thể tăng thêm, vì nếu tiếp tục không bán được hàng, DN sẽ phải có kế hoạch ngừng sản xuất. Tiêu thụ từ nay đến cuối năm nếu đạt trung bình 400.000 tấn/tháng thì tổng lượng thép tiêu thụ cả năm "âm" 7%, còn nếu quý IV vẫn "u ám" như quý III thì cả năm tiêu thụ thép "âm" tới 11% so với năm ngoái.

Nguồn tin: KTĐT

Read More...

Thông tin thị trường thép ngày 23-10-2012

Hãng Posco, nhà sản xuất thép khổng lồ của Hàn quốc thông báo tăng giá sản phẩm thép không gỉ tháng 10 thêm 200.000 won/tấn do giá nickel tăng.

Tuy nhiên, nguồn tin công nghiệp cho biết, Posco có thể không thành công trong việc tăng giá bởi thị trường thép không gỉ Hàn quốc trở nên yếu sau khi giá nickel bắt đầu rơi.

Ngày 15/10/2012, giá nickel giao ngay tại LME giảm khoảng 1.400 USD/tấn xuống 17.200-17.205 USD/tấn trong vòng 1 tuần.

Được biết, người mua Hàn quốc đang tỏ thái độ chờ đợi và quan sát thị trường khi giá nickel tiếp tục giảm.


(News Date)  China Steel Corp. (CSC), nhà sản xuất thép lớn nhất Đài loan thông báo giảm giá thép tháng 12 khoảng 3,31% vào ngày 19/10.

Được biết, giá thép tấm giảm khoảng 80 NT$/tấn; thép dây và thép thanh giảm 1.300 NT$/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 800 NT$/tấn và thép mạ nhúng nóng giảm 186 NT$/tấn.

Tuy nhiên, CSC giữ nguyên giá thép cuộn cán nguội, thép lá mạ kẽm và thép điện cực không đổi trong tháng 12.

CSC tuyên bố, họ quyết định giảm giá thép tháng 12 khi tính tới những khó khăn mà người mua thép của họ phải cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, hãng hy vọng chính sách giá mới có thể giúp khách hàng của mình kiếm thêm nhiều đơn hàng.

(News Date)  Theo báo cáo, đa số các nhà sản xuất thép của Mỹ thông báo tăng giá thép tấm thêm 44 USD/tấn sau khi hãng AK tăng giá.

Được biết, hãng AK Steel thông báo tăng giá các sản phẩm thép như cán nguội, cán nóng và thép mạ thêm 44 USD/tấn vào ngày 16/10, đây là đơn vị đầu tiên của ngành thép Mỹ tăng giá.

Hiện tại, các nhà sản xuất thép của Mỹ như California Steel, Nucor, ArcelorMittal North America, NLMK North America và Severstal North America đã thông báo tăng giá thép tấm thêm 44 USD/tấn.


(News Date)  Feng Hsin, một trong những nhà sản xuất thép dài chủ yếu của Đài loan thông báo giữ nguyên giá thép cây, thép hình và thép phế không đổi trong tuần này.

Sau khi thông báo, giá thép thanh của hãng sẽ là 17.200 NT$/tấn, thép hình là 19.300 NT$- 19.500 NT$/tấn và thép phế sẽ là 9.800-10.500 NT$/tấn. Được biết, khách hàng bắt đầu mua theo giá này từ tuần trước. Khối lượng bán buôn của các nhà phân phối khoảng 60.000-70.000 NT$/tấn. Bởi vậy, giá thép thanh sẽ không giảm tiếp và sẽ ổn định trong tuần này và tuần sau. Nếu giá thép phế thế giới tăng mạnh, giá thép cây có thể tăng theo.

(News Date)  Theo số liệu ước tính của Viện Mỏ Brazil, sản xuất quặng của nước này có thể đạt 820 triệu tấn trong năm 2016, tăng 76% so với 467 triệu tấn năm 2011.

Vale, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất Brazil dự tính sẽ sản xuất tăng 36 triệu tấn quặng sắt trong năm nay so với 322,6 triệu tấn năm 2011. Hơn nữa, sản lượng quặng của hãng có thể đạt 425 triệu tấn vào năm 2016.

Trong khi đó, sản lượng quặng sắt của Companhia Siderúrgica Nacional (CSN) có thể tăng gấp hơn 2 lần từ 30 triệu tấn năm nay lên 89 triệu tấn năm 2016.

Còn sản lượng của hãng Mineracao e Metalicos SA (MMX) có thể lên 42,5 triệu tấn từ 30 triệu tấn của năm nay.

Được biết, các công ty khai khoáng của Brazil tiếp tục mở rộng dự án mặc dù giá quặng thế giới đang giảm.

(News Date)  Theo báo cáo, thị trường thép không gỉ Đài loan vẫn yếu trong tuần này do nhu cầu nghèo nàn mặc dù Tang Eng, một trong những nhà sản xuất thép không gỉ chủ chốt của Đài loan vào ngày 17/10 đã thông báo giảm giá thép không gỉ phẩm cấp 304 giao tháng 10 khoảng 1.500 NT$/tấn.

Giá nickel tại LME bắt đầu tăng từ mức 15.000 USD/tấn lên mức 19.000 USD/tấn kể từ giữa tháng 9 do gói kích thích kinh tế QE3 của Mỹ.

Điều này đã kích thích các nhà sản xuất thép không gỉ Đài loan tăng giá thép tháng 10.
Tuy nhiên, Tang Eng thông báo giảm giá thép 1.500 NT$/tấn cho hàng giao tháng 10 trong tuần trước do nhu cầu giảm.

Nguồn tin công nghiệp cho biết, việc giảm giá của Tang Eng có thể khiến người mua giữ thái độ chờ đợi và quan sát thị trường Đài loan khi nhu cầu vẫn yếu trong tuần này.

(News Date)  Theo số liệu thống kê, Hàn quốc nhập 824.000 tấn thép phế trong tháng 9, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 9, Nhật bản là nước xuất khẩu sang Hàn quốc nhiều nhất với 423.000 tấn, tăng 79,5%; Mỹ là nước thứ hai với 156.000 tấn, giảm 42,3% và Nga là nước thứ ba với 96.000 tấn, giảm 11%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thép phế của Hàn quốc là 7,751 triệu tấn, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước tính trong cả năm 2012, Hàn quốc nhập khẩu 10,33 triệu tấn thép phế.

(News Date)  Hãng Acerinox có trụ sở ở Tây ban nha thông báo ngày 2/10 rằng, hãng đã quyết định tăng giá cơ sở sản phẩm thép không gỉ thêm 50 EUR/tấn trên thị trường châu Âu và có hiệu lực ngay lập tức.

Được biết, Acerinox đã quyết định giảm giá cơ sở thép không gỉ để thu lợi nhuận ở mức hợp lý vì giá thép không gỉ tiếp tục giảm trong khi giá nguyên liệu thô không ngừng tăng lên.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Thông tin thị trường thép ngày 18-10-2012

Theo báo cáo, giá thép phế của Mỹ đã tiếp tục giảm trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 và mức giảm tổng cộng là 70-100 USD/tấn.
Được biết, giá thép phế HMS 80:20 (1&2) của Mỹ chào sang Đài loan giảm xuống 340 USD/tấn C&F từ mức 405 USD/tấn C&F vào giữa tháng 9.

Xuất khẩu thép phế của Mỹ sang Đài loan tiếp tục giảm trong tuần này.

Được biết, các nhà cung cấp thép phế cỡ lớn của Mỹ chào thép phế HMS 80:20 (1&2) và thép phế cắt mảnh là 338 USD/tấn C&F và 345 USD/tấn C&F, ứng với mỗi loại trong tuần này, giảm 7 USD/tấn so với tuần trước.

Nguồn tin công nghiệp cho biết, giá thép phế bán giao ngay ở Đài loan trong khoảng 335-342 USD/tấn C&F, không được các nhà máy thép của Đài loan chấp nhận.

Họ nói, các nhà máy thép của Đài loan đạt mục tiêu cho giá mua vào là 330-337 USD/tấn C&F.

Tuy nhiên, những người tham gia thị trường dự đoán giá thép phế của Mỹ có thể tăng vào tháng 11, do những tin tích cực từ thị trường thép cây Đài loan.

Được biết, giá thép cây đã giảm tuần thứ ba liên tiếp trên thị trường Đài loan và mức giảm tổng cộng đạt 1.000-1.200 NT$/tấn, do giá thép phế giảm.

Khi giá thép phế Mỹ tăng trở lại, giá thép thanh có thể cũng sẽ tăng trên thị trường Đài loan.

(News Date)  Theo số liệu hải quan, Đài loan xuất khẩu 7.241 tấn ống thép hàn trong tháng 9, tăng 22% so với 5.934 tấn trong tháng 8.

Trong tháng 9, Thái lan là nước nhập khẩu ống thép hàn lớn nhất của Đài loan với 1.579 tấn; Việt nam là nước thứ hai với 1.481 tấn và Trung quốc là nước thứ ba với 1.457 tấn.

Trong tháng 9, Đài loan nhập khẩu 3.069 tấn ống thép hàn, tăng 84% so với tháng trước.

(News Date)  Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Sắt Thép Nhật bản, nước này nhập khẩu 12.400 tấn thép không gỉ trong tháng 8, giảm 14% so với tháng trước.

Trong tháng 8, thép không gỉ Nhật bản nhập từ Hàn quốc giảm 14,6%; từ Đài loan giảm 31,7%; từ Trung quốc giảm 35,1%, tất cả so với tháng trước.

(News Date)  Theo số liệu thống kê, 27 nước thành viên EU nhập khẩu 287.000 tấn thép phế trong tháng 7, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 8, 27 nước này đã xuất khẩu 1,477 triệu tấn thép phế, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm nay, 27 nước này nhập 2,104 triệu tấn thép phế trong khi xuất khẩu 11,802 triệu tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian trên, Thổ nhĩ kỳ là nước nhập khẩu nhiều thép phế nhất của EU với 6,412 triệu tấn, tăng 10,3%; Ấn độ là nước thứ hai với 1,654 triệu tấn, tăng 53,9% và Ai cập là nước thứ ba với 995.000 tấn, tăng 19,3%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Nga là nước xuất khẩu nhiều thép phế nhất sang EU với 637.000 tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

(News Date)  Theo số  liệu của Turkish Iron and Steel Producers' Association (DCUD), sản lượng thép thô của nước này đạt 3,05 triệu tấn trong tháng 9, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với tháng trước.

Trong tháng 9, sản lượng thép thô của nước này từ các lò điện luyện (EAFs) tăng 4,6% trong khi từ các lò thổi (BFs) giảm 5,4%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của nước này đạt 27,5 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

(News Date)  Theo số liệu của Latin America Steel Association (Alacero), Trung quốc tăng cường xuất khẩu thép sang các nước trên thế giới, trong đó có châu Mỹ La tinh.

Số liệu của Alacero cho thấy, Trung quốc xuất khẩu 23,1 triệu tấn thép cán trong nửa đầu năm nay, tăng 12% so với năm 2011.

Trong số này, 2 triệu tấn xuất sang châu Mỹ La tinh, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Alacero tin rằng ngành thép Trung quốc đang đối mặt với nhu cầu nội địa yếu và giá giảm. Bởi vậy, sản lượng dư thừa trông chờ vào xuất khẩu, đặc biệt là sang châu Mỹ La tinh.

Mặc dù Brazil là nước sản xuất thép lớn nhất trong khu vực, nước này vẫn phải nhập khẩu 490.000 tấn thép của Trung quốc trong nửa đầu năm nay. Những nước chủ yếu trong khu vực như Peru, Chile và Colombia cũng nhập khẩu thép từ Trung quốc. Tuy nhiên, Venezuela giảm 8,2% lượng thép nhập khẩu từ Trung quốc trong thời gian trên.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Thị trường thép ngày 17-10-2012

Thị trường thép Trung quốc tiếp tục rung lắc

Phiên mở đầu tuần thứ 42 của năm nay, giá thép Trung quốc yếu như nhiều người dự đoán sau khi đã tăng 4% tuần trước. Giá thép thường điều chỉnh khi không có sự hỗ trợ của người sử dụng cuối cùng. Sức mua đầu cơ là chủ yếu đã giữ cho giá thép đứng vững sau ngày nghỉ Quốc khánh. Giá thép đã giảm 1% sau ánh hào quang tăng vùn vụt của tuần trước.

Những hợp đồng thép thanh giao tháng Giêng tại Sở giao dịch Tương lai Thượng hải đóng cửa giảm 1,6% xuống 3.582 CNY/tấn (570 USD/tấn) sau khi chạm đáy của phiên ở mức 3.568 CNY/tấn, phản ánh nhu cầu thấp của người sử dụng cuối cùng và gây áp lực lên giá quặng sắt.

Giá thép tại Trung quốc đã phục hồi từ cuối tháng 9 tuy còn chậm

(TEX Report)  Theo báo cáo của hãng thông tin TEX, thị trường thép Trung quốc cuối tháng 9/2012, giá thép cuộn cán nóng đã phục hồi mức 500 USD/tấn, chưa có thuế, và thép cuộn cán nguội cũng trở lại mức 600 USD/tấn, chưa thuế tại nhiều khu vực. Mặc dù vậy, giá thép tấm còn xa mức 500 USD/tấn, và hình như loại thép này sẽ phục hồi sau trong tháng 10 nếu xu hướng tăng hiện nay tiếp tục

Hiệp hội Sắt Thép Trung quốc cuối tháng Chín đã thống kê giá sản phẩm thép theo từng chủng loại và từng khu vực. Theo đó, giá thép cuộn cán nguội tại Bắc kinh là 3.700 CNY/tấn, tính cả thuế và quy đổi thành 501 USD/tấn, vượt qua ngưỡng 500 USD sau một thời gian tương đối dài. Tại Thượng hải, giá loại thép này là 3.730 CNY, tại Quảng châu là 3.810 CNY/tấn, tại Thiên tân là 3.740 CNY/tấn, và ở những nơi này giá thép cán nóng cũng vượt 500 USD/tấn, nếu tính cả thuế. Biên độ giá dao động 250 CNY/tấn ở Bắc kinh, 180 CNY/tấn ở Thượng hải, 160 CNY/tấn ở Quảng châu và 340 CNY/tấn ở Thiên tân trong tháng Chín năm 2012.

Giá thép lá cán nguội cuối tháng Chín là 4.700 CNY/tấn ở Bắc kinh, và lên đến 637 USD/tấn nếu tính cả thuế và quy đổi. Ở Quảng châu, giá loại thép này là 4.300 CNY/tấn, chưa vượt qua được ngưỡng 600 USD nếu cộng thêm thuế và chuyển đổi sang đô la. Tại Thượng hải, giá thép này ở mức 4.450 CNY/tấn tương đương với 602 USD nếu cộng cả thuế. Ở Thiên tân, giá thép lá cuộn cán nguội 4.550 CNY/tấn, tính cả thuế và quy sang đô la sẽ là 616 USD/tấn. Biên độ dao động giá trong tháng Chín của loại thép này tại Bắc kinh và Thượng hải là 150 CNY. Và của Quảng châu và Thiên tân là 100 CNY. Biên độ này thấp hơn của thép cuộn cán nóng.

Mặc dù giá thép tấm có độ dày trung bình và lớn ở Bắc kinh tăng 250 CNY/tấn trong tháng Chín nhưng đã không truyền xung lượng sang thép lá cán nóng và cán nguội, những loại giá chỉ ở mức 3.500 CNY/tấn tại khu vực này, và nếu tính cả thuế cũng chỉ đạt 474 USD  khi chuyển sang đô la.

Tuần trước, thị trường không mở cửa để nghỉ lễ. Hoạt động tổng kết giá sẽ bắt đầu từ tuần này. Sản lượng thép tháng Chín được báo cáo tiếp tục giảm nếu tính trong 1 tháng đến giữa tháng 9/2012 so với thời gian 1 tháng trước đó. Nếu tâm lý lo ngại thép dư thừa giảm, dù rất ít, giá thép thị trường cũng có thêm xung lực.

Giá thép lá Mỹ vững lại sau khi giảm nhưng triển vọng vẫn yếu

(American Institute for International Steel)  Sau khi rơi vào cuối tuần trước, giá thép lá giao ngay của Mỹ vững lại trong phần đầu của tuần này. Tuy nhiên, nhiều thương gia nói hôm thứ Hai rằng họ dự đoán giá thép sẽ giảm tiếp trong thời gian tới mặc dù có ít nhất là một hãng thép đã tính tới việc nâng giá để chặn đà rơi lại. Platts Steel Business Briefing vẫn giữ nguyên mức dự đoán của họ là giá thép cán nóng và cán nguội trong khoảng 570-590 USD/tấn ngắn và 700-720 USD/tấn ngắn, tương ứng với mỗi loại. Cả hai loại giá đều giao tại xưởng với các điều kiện bình thường của xí nghiệp Trung Tây nước Mỹ (tiểu bang Indiana). 

Vào cuối tháng trước, giá thép cuộn cán nguội đã lên đến 750-760 USD/tấn ngắn và thép cuộn cán nóng lên đến 640-650 USD/tấn ngắn. Nhiều nguồn tin cho biết, hoạt động giao dịch vẫn buồn tẻ, khi nhiều thương gia cho rằng vẫn còn chỗ để giá thép lá giao ngay rơi thêm nữa. Họ cũng nói, có nghe thấy những tin vịt về tăng giá nhưng họ không tin những tin này sẽ dẫn dắt thị trường. “Chúng tôi chưa đẩy mạnh mua vào”,  một trung tâm dịch vụ ở khu vực Trung Tây nói, khi họ nhận được đơn chào mua thép cuộn cán nóng với giá 560 USD/tấn ngắn. “Tôi vẫn thấy giá giảm trong nhiều tuần. Chúng tôi thấy giá còn giảm vài tuần nữa.” Một nguồn tin dự trữ nói, các nhà máy thép trong nước đã tăng giá trong các đơn chào của mình  từ 575 USD lên 600 USD/tấn ngắn, tùy thuộc vào kích cỡ nhưng không giao dịch nào thành công. “Chúng ta có thể còn khoảng 30 ngày để đưa ra những quyết định về xu hướng giá”, họ nói.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

2 sức ép đối với ngành thép

Khi khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước chưa chấm dứt thì doanh nghiệp thép chưa thể nhanh chóng cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh

Các doanh nghiệp (DN) thuộc ngành sản xuất thép trong nước đang đối mặt với hai sức ép lớn: sức mua thị trường giảm mạnh và thép giá rẻ nhập khẩu tràn lan.

Tiêu thụ chỉ bằng 1/3 công suất
Những năm gần đây, cả nước mọc lên nhiều nhà máy sản xuất thép, đưa tổng công suất thiết kế toàn ngành lên gần 12 triệu tấn/năm, cao gấp nhiều lần so với trước đó. Hiện tượng “trương phình” đó là do giá điện cung cấp cho DN sản xuất cán, luyện thép còn được bao cấp, giá rẻ, nên nhiều tập đoàn nước ngoài đã tận dụng cơ hội rót vốn vào đầu tư xây dựng nhà máy thép ở Việt Nam. 

Mặt khác, sản xuất thép là ngành gây ô nhiễm khá nặng, những nước phát triển tìm cách “tẩy chay” các dự án loại này, vì vậy nhiều tập đoàn tìm cách sang các nước mới nổi đầu tư và Việt Nam trở thành nơi thu hút được nhiều dự án sản xuất thép.
Sức mua yếu, thép nhập khẩu nhiều, doanh nghiệp sản xuất thép trong nước càng thêm khó khăn. 

2 sức ép đối với ngành thép
Đầu tư ồ ạt, công suất tăng nhanh, trong khi sức mua thị trường chững lại, nên DN sản xuất thép phải cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần, dẫn đến thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, trong 2 năm qua, do khủng hoảng kinh tế nên vốn đầu tư xây dựng xã hội giảm mạnh, các DN phải tiết giảm sản xuất, nhiều DN còn đóng cửa một số phân xưởng, cho công nhân giảm giờ làm, vì vậy sản lượng đạt thấp nhưng vẫn tiêu thụ khó khăn. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, ước tính đến hết tháng 9, tổng lượng tiêu thụ thép xây dựng chỉ đạt 3,24 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm nay, thị trường chỉ tiêu thụ khoảng 4,5 triệu tấn, tức chỉ hơn 1/3 so với tổng công suất toàn ngành.

Thép nhập khẩu tràn lan

Trong khi thị trường tiêu thụ yếu thì thép từ Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN nhập về tràn lan với giá rẻ, tạo nên sức ép lớn đối với DN thép trong nước. Mặc dù các DN đã giảm giá bán để giải phóng hàng tồn kho nhưng vì thép nhập giá thấp hơn nên thép trong nước vẫn ế. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 8 tháng, cả nước nhập khẩu gần 5 triệu tấn thép các loại, trong đó nhập từ Trung Quốc gần 1,4 triệu tấn. Một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc tăng rất mạnh, như thép xây dựng dạng thanh và thép hình tăng tương ứng là 123% và 1.612% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường ế ẩm, lại bị thép nhập khẩu lấn át, các DN sản xuất thép trong nước lâm vào tình trạng đình đốn sản xuất. Đến hết tháng 9, toàn ngành tồn kho 320.000 tấn thép thành phẩm.

Hầu hết các DN sản xuất thép phải dùng đòn bẩy tín dụng lớn, nên khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất tiền vay tăng lên cao, đẩy DN vào thế bế tắc, nhiều DN bị lỗ nặng. Trước tình hình đó, một số DN đề xuất cho dựng hàng rào phi thuế quan, như: bắt buộc thép nhập khẩu phải đăng ký và chứng nhận chất lượng… với những thủ tục rất phức tạp để ngăn chặn thép nhập khẩu. Bộ Tài chính cũng đang xem xét khả năng tăng thuế nhập khẩu đối với một số loại thép để hỗ trợ DN trong nước tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, khi cơn khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước chưa chấm dứt thì sức mua thị trường vẫn yếu, thép nhập khẩu giá rẻ vẫn đổ vào Việt Nam, vì vậy các DN sản xuất thép trong nước chưa thể nhanh chóng cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh.

Nguồn tin: NLD

Read More...

Thị trường sắt thép Trung Quốc ngay 16-10-2012

Giá thép ống không hàn Trung Quốc còn tăng (16/10/2012)

Giá thép ống không hàn cacbon tại khu vực Thượng Hải đã tăng 50-100 NDT/tấn trong tuần qua nhờ sự phục hồi của giá phôi tròn.

Theo đó, giá ống không hàn 219x6mm (GB/8163) được hầu hết các thương nhân ở Thượng Hải chào bán quanh mức 4.500-4.600 NDT/tấn (711-727 USD/tấn) đã bao gồm VAT 17% trong ngày thứ Sáu cuối tuần, tăng từ mức 4.450-4.550 NDT/tấn so với thứ Hai đầu tuần.

Các nhà máy lớn ở miền đông Trung Quốc đã nâng giá phôi tròn 20# 50-130mm thêm 150-160 NDT/tấn trong tuần từ ngày 11-20/10/2012 lên mức 3.850-3.880 NDT/tấn (609-613 USD/tấn), bao gồm VAT 17% sau khi nâng giá 20-50 NDT/tấn đầu tháng 10.

Một thương nhân ở Thượng Hải cho hay, đơn đặt hàng đối với mặt hàng ống không hàn 219x6 mm đã tăng mạnh hơn rất nhiều sau khi chúng tôi mở cửa giao dịch trở lại sau lễ. Người tiêu dùng đang cố tăng tích trữ sau khi phôi tròn lên giá. Vả lại, nguồn cung mặt hàng thép ống này có phần hạn hẹp hơn so với trước nên giá cũng nhích lên đôi chút. Khả năng giá còn tăng nữa.

Các nhà máy thép TQ nâng giá thép dài giữa tháng 10 (15/10/2012)

Các nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc đã nâng giá xuất xưởng các sản phẩm thép dài giữa tháng 10 sau khi giá cả thị trường giao ngay tăng vào đầu tuần này.

Trong đó, nhà sản xuất  Shagang ở miền đông Trung Quốc đã nâng giá sản phẩm thép cây 100 NDT/tấn (16 USD/tấn) và cuộn trơn 150 NDT/tấn, còn nhà sản xuất số một ở miền bắc Trung Quốc - Hebei Iron & Steel (Hegang) nâng giá sản phẩm thép cây 100-150 NDT/tấn.

Như vậy, thép cây HRB335 và HRB400 16-25mm của Shagang sẽ có giá xuất xưởng giữa tháng 10 được điều chỉnh lên 3.850 NDT/tấn (613 USD/tấn) và 3.950 NDT/tấn, cuộn trơn Q235 6.5mm được điều chỉnh lên 3.800 NDT/tấn. Còn sản phẩm thép cây HRB335 của Hegang được nâng 100 NDT/tấn lên 3.750 NDT/tấn và thép cây HRB400 được nâng 150 NDT/tấn lên 3.820 NDT/tấn. Tất cả đã gồm VAT 17%.

Trên thị trường giao ngay, giá thép cây vẫn tiếp tục theo chiều giảm nhẹ như ngày thứ Tư trước đó vì nhu cầu từ người tiêu dùng vẫn yếu. Tại Hàng châu, thép cây HRB335 16-25mm do Shagang sản xuất giảm 20-30 NDT/tấn xuống còn 3.820-3.830 NDT/tấn. Tại Bắc Kinh giá HRB400 18-25mm do Hegang sản xuất giảm thêm 40 NDT/tấn còn 3.780-3.810 NDT/tấn, đã bao gồm VAT.

Trên thị trường giao dịch kỳ hạn, thép cây giao tháng 1/2013 chốt mức 3.634 NDT/tấn, giảm 1,3% so với phiên liền trước.

Source: internet

Read More...

Ngành thép cần liên kết

Tổng kết 8 tháng năm 2012, Hiệp hội sắt thép Việt Nam (VSA) cho biết sản lượng thép xây dựng đạt 2.984.854 tấn, bán ra 2.945.729 tấn, giảm tương ứng 10,2% và 9,75% so với cùng kỳ 2011. Trong khi đó, tổng công suất của tất cả nhà máy thép trong nước đang ở mức 11.940.000 tấn/năm.

Theo lẽ thường, hiện nay đang là thời điểm mùa xây dựng cuối năm, nhu cầu về vật liệu xây dựng, trong đó có sắt thép, được cho là có sức tiêu thụ mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế điều này đang không diễn ra đúng theo quy luật. Trong khi đó, thép nước ngoài tiếp tục được nhập vào ngày càng tăng, đặc biệt là thép Trung Quốc tăng rất mạnh so với năm 2011.

Do tình hình chung nhiều bất lợi nên nhiều doanh nghiệp (DN) đã phá giá sản phẩm, bán thấp hơn giá thị trường và chấp nhận lỗ để bán được hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của các DN khác. Đồng thời, những tháng gần đây, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép luôn tăng cao khiến DN thép đã khó lại càng khó thêm.

Trước tình hình như vậy, văn phòng đại diện của Tập đoàn Thép Posco (Hàn Quốc) đã gửi đề xuất lên Chính phủ Việt Nam xây dựng hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu thép vào Việt Nam. Theo tập đoàn này, hiện nay, các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan, Indonesia đều đang áp dụng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn nhập khẩu thép từ Việt Nam, yêu cầu nhà xuất khẩu phải đăng ký và chứng nhận chất lượng rất phức tạp.

Do đó, phía Việt Nam cũng cần tiến hành những biện pháp tương tự để hỗ trợ các nhà sản xuất ở Việt Nam. Cùng mục tiêu vực dậy ngành thép trong nước, vào giữa tháng 9, VSA đã gửi công văn đến các thành viên trong hiệp hội, yêu cầu phối hợp giữ giá để tránh đẩy một số DN vào tình trạng lỗ nặng hoặc phá sản.

Theo VSA, trong thời điểm khó khăn như hiện nay, các DN cần phải chia sẻ gánh nặng, hỗ trợ lẫn nhau để tìm đầu ra cho sản phẩm. Cụ thể, hiện tại, các DN nên cắt giảm bớt sản lượng để cân đối cung cầu trong thời gian tới. Bởi khi mỗi DN vẫn đi riêng một đường, tự ý tăng sản xuất thì tình trạng lượng hàng ứ đọng lớn, tồn kho cao và bán tống bán tháo, tình trạng các DN thua lỗ không chỉ diễn ra ở năm nay mà sẽ tiếp diễn ở những năm sau.

Tuy nhiên, mỗi DN lại có khả năng tài chính, năng lực sản xuất khác nhau nên muốn các DN đồng lòng thì ngoài VSA, cần có hỗ trợ từ các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tạo điều kiện cho DN có cơ hội gặp gỡ, bàn bạc, đề xuất ý kiến, đóng góp giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Các buổi gặp gỡ, thảo luận này cũng sẽ là cơ hội để các DN được dịp trao đổi về kỹ thuật công nghệ, hợp tác ở những lĩnh vực còn thiếu và yếu để giảm hao phí, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của thép hộp, thép vuông, ống thép, valves

Nguồn tin: ĐTTC

Read More...

Thị trường sắt thép thế giới ngày 5-10-2012

Giá thép phế H1 của Mỹ bình quân tại các khu vực Pittsburgh, Chicago và Philadelphia là 304,17 USD/tấn dài trong ngày 8/10, giảm 43,33 USD/tấn dài so với tuần trước và là mức thấp nhất của 3 tháng.

Trong đó, giá thép phế H1 bình quân tại Pittsburgh là 299,8 USD/tấn dài, giảm 50 USD/tấn dài; tại Chicago là 309,5 USD/tấn dài, giảm 45 USD/tấn dài; tại Philadelphia là 303,5 USD/tấn dài, giảm 35 USD/tấn dài, tất cả so với tuần trước.

Trong thời gian trên, giá thép phế H1 bình quân tại New York, Boston, và Houston  là 275,83 USD/tấn dài, giảm 35 USD/tấn dài so với tuần trước.

(News Date)  Theo báo cáo, giá thép phế H2 của Nhật bản tại các khu vực Kanto, Central và Kansai là 21.979 yên/tấn trong tuần thứ hai của tháng 10, giảm 950 yên/tấn so với tuần trước.

Được biết, giá bình quân thép phế H2 đã giảm 6 tuần liên tiếp.

Trong đó, giá bình quân thép phế H2 tại khu vực Kanto là 22.017 yên/tấn, giảm 1.000 yên/tấn; tại khu vực Central là 20.020 yên /tấn, giảm 1.100 yên/tấn; tại khu vực Kansai  là 23.000 yên/tấn, giảm 750 yên/tấn, tất cả so với tuần trước.

(News Date)  Tata Steel, nhà sản xuất thép tầm cỡ thế giới, thông báo xây dựng dây chuyền mới để sản xuất sản phẩm thép mạ nhúng nóng ở Ijmuiden, Hà lan.

Dây chuyền sản xuất mới sẽ đưa vào hoạt động năm 2014 sẽ làm cho địa vị của Tata Steel mạnh lên khi các nhà phân phối mua sản phẩm chất lượng cao này cung cấp cho ngành chế tạo ô tô.

Ngoài ra, sản lượng thép cuộn cán nguội của Tata Steel sẽ tăng lên do năng lực hoàn thiện sản phẩm của dây chuyền sản xuất mới.

(News Date)  Liên đoàn Sắt thép Đức Wirtschaftsvereinigung Stahl (WV Stahl) tuyên bố nước này chỉ sản xuất được 32,40 triệu tấn sản phẩm thép trong 9 tháng đầu năm nay khi các công ty thép lớn như ThyssenKrupp và Salzgitter tiếp tục giảm sản lượng.

Được biết, doanh số bán ra giảm do cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng Euro đã buộc các nhà máy thép ở đây phải giảm giờ làm việc.

(News Date)  Được biết, chính phủ Brazil quyết định khép lại cuộc điều tra kéo dài 18 tháng chống lại sản phẩm thép cán của Hàn quốc do không tìm được bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất thép trong nước này bị thiệt hại bởi sản phẩm nhập khẩu.

Theo số liệu của chính phủ Hàn quốc, các nhà sản xuất thép Hàn quốc như Posco và Hyundai xuất khẩu khoảng 215 triệu tấn năm 2010 và 132 triệu tấn năm 2011 sản phẩm thép cán sang Brazil. Thực ra, hai nước này có mối quan hệ thương mại rất mật thiết, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 14,8 tỷ USD trong năm 2011, nghĩa là Hàn quốc là bạn hàng lớn thứ 7 của Brazil.

(News Date)  Theo báo cáo, ArcelorMittal, nhà sản xuất thép khổng lồ trên thế giới đã thắng thầu hợp đồng trị giá 2,8 tỷ EUR cung cấp 2.000 tấn dầm thép và 72.000 m2 sàn thép để xây dựng tháp Bahria Icon Tower ở Karachi, Pakistan.
Ngoài ra, ArcelorMittal sẽ cung cấp 2.000 tấn dầm W từ dây chuyền Long Carbon ở Luxembourg thông qua ArcelorMittal International và 72.000 m2 sàn thép Cofrastra 56 từ ArcelorMittal’s Construction ở Pháp.

Được biết, Bahria Tower là tháp cao nhất Pakistan với chiều cao là 260m, 62 tầng và sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nguồn tin: GCVT

Read More...

Để doanh nghiệp Việt không “thua trên sân nhà”

Từ chuyện doanh nghiệp (DN) sắt thép thua đau trên sân nhà, nhiều chuyên gia kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng như nước ngoài cho rằng  dù Việt Nam sớm có chủ trương chủ động hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả ba cấp (nhà nước, DN và các sản phẩm - dịch vụ), song do xuất phát điểm thấp, cộng tâm lý "ăn xổi ở thì" đã khiến nhiều DN đứng trước bờ vực thẳm...

 

Năng lực cạnh tranh: Yếu tố sống còn

Ông Lê Phước Vũ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cảnh báo: "Chỉ cần một lượng nhỏ thép của Trung Quốc tràn sang, ngành thép của Việt Nam đã điêu đứng". Thực tế đã chứng minh khi lượng hàng tồn của các DN thép trong nước hiện rất lớn (cuối tháng 9-2012 khoảng 330 nghìn tấn) và đang có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8-2012, Việt Nam đã nhập gần 5 triệu tấn thép các loại, riêng thép Trung Quốc là gần 1,4 triệu tấn, chiếm 28% sản lượng thép nhập khẩu. Rõ ràng, thép Trung Quốc đang gia tăng sức cạnh tranh với thép Việt Nam, mà yếu tố cơ bản là giá rẻ.

Thua thiệt trên sân nhà của các DN trong nước là điều nhãn tiền.

Ông Đặng Đức Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh nhận định, ngoài ngành thép, các ngành mũi nhọn khác như đường, thủy sản cũng đang đối mặt với nguy cơ thua thiệt. Bốn vấn đề nhức nhối nhất của các DN trong nước hiện nay là "vốn, công nghệ, nhân lực và quản trị doanh nghiệp". Tại Việt Nam, hiện có trên 500.000 DN còn rất non trẻ, nội lực rất yếu so với các công ty quốc tế.

Yếu điểm khác, theo TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, thói quen cố hữu của các DN trong nước là hễ không cạnh tranh được sản phẩm này thì tìm cách chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác, khiến cho tuổi đời của những sản phẩm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó Nhật Bản phải mất gần 40 năm mới tạo dựng được thương hiệu "Made in Japan", Trung Quốc cũng phải gần 35 năm mới xây dựng được thương hiệu quốc gia. Mặc dù sản phẩm "Made in Vietnam" chưa bị "bôi đen" trên thị trường thế giới nhưng hầu hết hàng hóa của chúng ta không để lại ấn tượng.

Bàn về khả năng cạnh tranh của hàng Việt, nhiều chuyên gia đặt vấn đề: Liệu trong quy trình sản xuất, chúng ta đã bỏ công sức làm tốt về mọi mặt: thiết kế mẫu hàng, cải thiện sản xuất, chất lượng tin tưởng, giá cả hợp lý và phát triển thị trường thành công? Theo ông Từ Minh Thiện, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh: "Chiến lược cạnh tranh của hàng Việt Nam chưa chủ động ở cả hai phía: Nhà nước và DN. Ở nước khác, ý thức xâm nhập thị trường rất rõ dựa vào những ngành nghề mà họ có lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, DN  trong nước chưa ý thức được điều này".

Cái khó ló cái khôn

Nhiều người cho rằng, một trong những yếu tố khiến hàng Việt khó cạnh tranh là giá thành cao. Lý giải về nguyên nhân này, ông Từ Minh Thiện cho rằng, do chi phí sản xuất không rõ ràng, tức ngoài chi phí thực tế còn có chi phí không thực tế (chi phí ngầm). Ngoài ra, thủ tục hành chính cũng là một nút thắt lớn thể hiện ở chiến lược phát triển từng ngành chưa phù hợp, đơn cử như ngành công nghiệp nặng hay công nghiệp phụ trợ đến giờ vẫn mù mờ không biết phát triển theo hướng nào. Sự không đồng bộ giữa các chính sách trong phát triển một ngành nghề cũng khiến các DN cạnh tranh không lành mạnh, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không có tầm nhìn chiến lược. Mặt khác, nhiều ngành vẫn còn tâm lý ỷ lại vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Mỗi nước có các chính sách bảo hộ hàng trong nước riêng phù hợp với điều kiện thực tế. Tại Việt Nam, chính sách bảo hộ vẫn chưa mang lại tác dụng tích cực. "Đôi khi vì chính sách bảo hộ không linh hoạt đã gây ra mặt trái của nó như làm cho DN ỷ lại, không đầu tư con người, khoa học công nghệ, năng lực quản trị hay chiến lược marketing", ông Từ Minh Thiện nhận định.

Vậy DN làm gì để thích nghi và vượt qua khủng hoảng? Theo ông Đặng Đức Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, khó khăn, khủng hoảng vừa là nguy cơ vừa là cơ hội để lãnh đạo DN  rà soát, xác định chiến lược kinh doanh, tổ chức và cấu trúc lại. "Càng khó khăn càng không thể "giậu đổ bìm leo", nhất thời vì lợi nhuận mà bất chấp chữ tín, bất chấp đạo đức kinh doanh, làm ăn chụp giật, gian trá…".

Ai cũng biết lợi thế của Việt Nam hiện nay là lực lượng lao động dồi dào, kỹ năng lao động tốt và môi trường đầu tư ổn định. Tuy nhiên, để biến những lợi thế này thành năng lực cạnh tranh lại không hề đơn giản. DN cần phải có một kế hoạch - lộ trình rõ ràng, trong đó hoạch định lại các khoản đầu tư; đổi mới khoa học công nghệ; thay đổi tư duy quản trị mà cụ thể là tận dụng những con người mới, đủ tài và đức; phải xem xây dựng thương hiệu là một kế hoạch đầu tư chiến lược chứ không còn là một khoản chi phí phụ nữa.

Xem thêm tin tức về thép hộp, thép vuông, ống thép  của Sắt thép 24h chúng tôi.@@~

Nguồn tin: (HNM)

Read More...