Sắt thép BLÓG

Sắt thép, thông tin thị trường, giá cả và các biến động của sắt thép Việt Nam và thế giới

Thép giảm tồn kho chớ vội mừng

Tổng cục Thống kê cho biết, sắt thép là một trong số ít ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng thấp trong thời gian vừa qua với mức tăng 7,4% so với kỳ trước. Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam lại cho rằng, chớ vội mừng với việc giảm tồn kho.



Sản xuất sụt giảm
Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 8 vừa qua, sản lượng sản xuất của ngành thép ước đạt 350.000 tấn, tiêu thụ đạt hơn 330.000 tấn và lượng hàng tồn kho còn lại khoảng 320.000 tấn. Con số trên cho thấy, cả sản xuất và tiêu thụ sat thep tháng 8-2012 đều dưới mức trung bình khoảng 100.000 tấn/tháng. Lượng thép tồn kho đã nằm trong giới hạn cho phép, tương đương với lượng thép tiêu thụ trong gần 1 tháng. “Đã có thời điểm, tồn kho thép lên tới hơn 400.000 tấn/tháng nên mức tồn kho này không cao lắm. Tuy nhiên, đẩy mạnh tiêu thụ vẫn là việc làm cần thiết”.

Phân tích nguyên nhân lượng tồn kho thép giảm, ông Nghi cho rằng có tác động lớn từ việc sản xuất thép sụt giảm rõ rệt. Để giảm tồn kho, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, khiến đời sống người lao động rất khó khăn. Theo một lãnh đạo doanh nghiệp ngành thép, hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa có thương hiệu đã lâm vào tình trạng lao đao. “Họ không tuyên bố phá sản vì nếu làm như vậy, họ càng khó khăn hơn, ngân hàng cho vay vốn cũng bị ảnh hưởng. Sản phẩm có thương hiệu của các doanh nghiệp lớn sản xuất, tiêu thụ chỉ đủ hòa vốn”- ông này nói. Hiện giá bán các loại thép có thương hiệu phổ biến từ 14,7 triệu - 15,5 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển, cách thức thanh toán; còn lại là các sản phẩm có thương hiệu kém, sức cạnh tranh và tiêu thụ kém hơn.



Phản hồi từ các doanh nghiệp ngành thep vuong, thep hop trước việc lãi suất vay vốn ngân hàng giảm trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất có thể giảm hơn nữa họ cũng chưa có ý định vay. Các doanh nghiệp này không muốn vay tiền về sản xuất rồi “đắp chiếu” sản phẩm. “Quan trọng bây giờ là đầu ra cho sản phẩm, chứ không phải lãi suất ngân hàng hay lo thiếu nguyên liệu”- ông Nghi nhấn mạnh. Một số dự án thép có đầu tư nước ngoài đã xây dựng xong cũng đóng cửa, do lo ngại khó khăn ở đầu ra.

Tăng cường xuất khẩu thép

Lào, Campuchia… là những thị trường xuất khẩu sat thep chủ yếu của Việt Nam thời gian qua. Tăng cường xuất khẩu thép sang các nước trên là một trong những biện pháp để giảm tồn kho mặt hàng này ở trong nước, giảm áp lực cho thị trường nội địa. Mặc dù lượng thép xuất khẩu trong 8 tháng năm 2012 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, song số lượng vẫn khiêm tốn và giá xuất khẩu không cao.


Để giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp thép đã thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi tiêu như giảm các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, giảm khấu hao… Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có vị trí đẹp, trụ sở rộng rãi đã cho các đơn vị khác thuê lại một phần mặt bằng để tiết kiệm chi phí và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp. Giá bán ong thep tại thị trường nội địa đã gần tiệm cận giá thành sản xuất nên khả năng giảm giá bán sâu hơn là khó xảy ra. Ông Nghi cho biết, cuộc đấu tranh tâm lý giữa người bán và người mua rất căng thẳng. Người mua thường có tâm lý nếu thấy giá bán giảm, họ lập tức chưa vội mua hàng mà chờ giảm mạnh hơn. Nhưng nếu giá bán sản phẩm bắt đầu nhích lên, họ lại ào ào mua vào sợ giá tăng mạnh. Bởi vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ thép, việc ổn định tâm lý cho người tiêu dùng cũng cần được quan tâm.

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, từ tháng 10-2012, tiêu thụ thép sẽ khởi sắc hơn bởi bước vào mùa xây dựng. Mặt khác, thời điểm này, các ngân hàng có thể nới lỏng tín dụng, các dự án bất động sản hoạt động trở lại.


Source: Internet